Loạt vụ ám sát quan chức ngoại giao gây chấn động

Hình ảnh nhân viên cảnh sát Thổ Nhĩ giơ súng bên cạnh thi thể của Đại sứ Nga Andrey Karlov tại nước này đã làm chấn động thế giới ngày 19/12. Hành vi tàn nhẫn đối với một quan chức ngoại giao như vậy đã từng xảy ra nhiều lần trước đó.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chia buồn với bà Mary Ann Dubs, vợ Đại sứ Adolph Dubs tại tang lễ của ông tại Mỹ năm 1979.

Tác động của những vụ tấn công chết chóc liên quan tới các quan hệ chính trị và quốc tế thường rất lớn và gây chấn động trong thời gian dài. Trường hợp của ông Alexander Litvinenko, cựu nhân viên tình báo FSB của Nga là một ví dụ.

Ông này bỏ trốn sang Anh vào năm 2000 sau khi tiết lộ các thông tin mật về an ninh quốc gia Nga. Năm 2006, Litvinenko thiệt mạng vì uống một tách trà bị tẩm đồng vị phóng xạ hiếm polonium tại một khách sạn ở London. Nằm trên giường bệnh trước khi chết, Litvinenko đã cáo buộc chính phủ Nga sát hại ông nhằm trả thù tội phản quốc.

Tháng 1/2016, giới chức Anh đã cáo buộc chính phủ Nga ra lệnh hạ độc cựu điệp viên Litvinenko 10 năm trước. Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ kết luận của giới chức Anh và cho rằng cách London xử lý vụ việc này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.

Năm 1985, một đại sứ Nga ở Liban đã thiệt mạng trong một vụ bắt giữ con tin. Các tay súng Liban đã bắt giữ bốn nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga, sau đó bắn chết ông Arkady Katkov.

Một số vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử đã xảy đến với các quan chức Mỹ. Năm 1979, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Adolph Dubs bị các phiến quân bắt cóc và sát hại khi các lực lượng quân đội tiến hành giải cứu ông. Ngoài vụ việc của ông Dubs, năm đại sứ Mỹ khác cũng đã bị giết hại khi đang làm việc.


Vụ ám sát gần đây và có lẽ gây hậu quả lớn nhất xảy ra năm 2012, khi Đại sứ Mỹ Christopher Stevens tại Libya bị các tay súng giết hại trong văn phòng làm việc ở Benghazi. Ba nhân viên người Mỹ khác cũng bỏ mạng trong vụ tấn công đẫm máu.

Những vụ tấn công mang mục đích chính trị như trên không chỉ xảy ra tại các nước lớn như Mỹ và Nga. Những nhân vật cấp cao nhất bị ám sát phải kể đến vụ bắn hạ máy bay chở Tổng thổng Rwandan Juvenal Habyarimana và người đồng cấp Burundi Cyprien Ntaryamira năm 1994. Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định hung thủ đã phóng quả tên lửa đất đối không nhằm vào chiếc máy bay chở hai vị tổng thống.

Xuân Chi (theo W.P)
Vụ ám sát đại sứ Nga có khiến hai nước căng thẳng trở lại?
Vụ ám sát đại sứ Nga có khiến hai nước căng thẳng trở lại?

Hô vang hai từ “Aleppo” và “Báo thù” trước khi nổ súng bắn vào ngài Đại sứ Nga Andrey Karlov, lí do của kẻ thủ ác rất rõ ràng: Hắn phẫn nộ vì Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN