Huyền thoại Colditz

Huyền thoại Colditz - Kỳ 2: Chuyện kể của một chúa ngục

Reinhold Eggers được thăng chức từ một người coi tù lên chúa ngục ở nhà tù Colditz vào năm 1944. So với những chúa ngục khác, ông ta có thời gian làm việc lâu nhất ở nhà tù này, từ tháng 11/1940 đến tận lúc kết thúc chiến tranh vào tháng 4/1945. Quãng thời gian phục vụ lâu như vậy, cộng với khả năng nói tiếng Anh và tiếng Pháp thành thạo đã tạo cho Reinhold Eggers cơ hội tốt để nắm bắt được những chuyện xảy ra trong nhà tù này. Eggers đã viết như vậy trong cuốn sách mà chính ông ta là tác giả: “Colditz- Câu chuyện nhìn từ phía người Đức”.

Trong cuốn sách, Eggers thuật lại hàng chục vụ vượt ngục với một cái nhìn hết sức khâm phục đối với những người tù. Những tài liệu của Eggers cho thấy hơn 300 tù nhân vượt ngục đã bị bắt lại, trong khi số tù nhân vượt ngục thoát thành công là 30 người (bao gồm 6 người Hà Lan, 14 người Pháp, 9 người Anh và 1 người Ba Lan).

Cuốn sách “Colditz - Câu chuyện nhìn từ phía người Đức” của Reinhold Eggers.


“Mỗi khi có vụ trốn trại nào xảy ra là chúng tôi lại tiến hành các cuộc họp an ninh và ít nhất cứ một tuần lại có một vụ như thế. Quả thực, vượt ngục như thể là vấn đề quá đỗi bình thường. Thực tế, mỗi hoạt động trong ngày đều là một cơ hội để các tù nhân tìm cách đào tẩu và mỗi vụ trốn tù thì luôn có những điểm khác nhau. Sự vụng về trong công tác quản lý là lý do khiến chúng tôi bị những người tù đánh bại” - Eggers thừa nhận.

Trong con mắt của Eggers thì các tù binh chiến tranh bị giam giữ ở đây đều là những người có kinh nghiệm đầy mình trong việc vượt ngục. Eggers viết: “Ngoài ra, chúng tôi cũng ít nhiều bị trói buộc bởi những người chỉ huy không có đầu óc thực tế trong Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Lục quân ở Dresden và thậm chí là từ những người có vị thế cao hơn họ ở Béclin”.

Tuần lại tuần, người ta lại chuyển đến nhà tù Colditz thêm nhiều tù nhân mới mà không hề biết rằng điều này càng khiến cho việc đào tẩu được thuận lợi hơn. Mỗi tù nhân mới đến đều mang theo những phương pháp vượt ngục mới, những thông tin bổ sung cần thiết về đường đi lối lại, những trạm kiểm soát dễ gặp nhất ở các nhà ga xe lửa và trên các chuyến tàu hỏa... Trong nhà tù này, các tù nhân có cách liên lạc riêng của họ. Eggers thừa nhận: “Chúng tôi chỉ có gần một chục biện pháp thông tin hiệu quả, trong khi đó những tù nhân lại có tới hàng trăm cách để liên lạc với nhau”.

Đội lính canh trong nhà tù Colditz.

Eggers cho rằng, ở Colditz, hoàn toàn không ngoa khi nói rằng không bao giờ có một khoảnh khắc tẻ nhạt. Thời gian trôi đi, những người coi tù đã phát hiện ra một quy luật, một quy luật mà họ tự áp đặt lên chính mình. Theo đó, các tù nhân và những người coi ngục cùng tham gia trò “đuổi bắt” dường như không bao giờ có hồi kết. Ban đầu, những người coi tù vượt lên trước bằng cách đề ra các biện pháp an ninh, sau đó đến lượt những người tù nghĩ ra các mưu đồ để đối phó lại các biện pháp an ninh này. Tất cả những gì mà các tù nhân chiến tranh thực hiện hoặc lên kế hoạch đều “bỏ xa” đội ngũ những người coi tù ở Colditz tới vài bước. “Chẳng hạn, sau một lần tù nhân trốn trại hoặc có mưu đồ trốn trại, nếu chúng tôi thay đổi cách bố trí canh phòng hoặc đưa ra một kế hoạch mới thì họ sẽ nắm bắt còn nhanh hơn chính những người trong nội bộ chúng tôi. Trong khi các lính canh chẳng có điều gì khác để nghĩ đến ngoài việc khi nào đến ca họ phải trực, thì hầu như các tù nhân lúc nào cũng đang như thể trong ca trực và họ luôn suy nghĩ làm thế nào để trốn thoát khỏi nhà tù này”, Eggers viết.

Có một vấn đề lớn trong công tác an ninh nảy sinh ở đội ngũ những người coi tù của chúng tôi, nhất là đối với những sĩ quan chuyên nghiệp. Đó là vấn nạn nhận hối lộ. Hầu hết họ đều dính dáng đến việc nhận hối lộ khi thì thuốc lá, bánh kẹo sôcôla, lúc thì cà phê và cả tiền. Nếu chúng tôi thay thế những người lính này, thì những người lính mới đến phải mất hàng tháng mới có thể quen được với công việc. Trong thời gian đó, tù nhân sẽ “khai thác” triệt để sự bỡ ngỡ của những người lính mới này để cho ra đời các kế hoạch vượt ngục.

Phần đa những người lính gác không thể không cảm thấy choáng ngợp trước cuộc sống sôi động trong nhà tù và hơn thế nữa là những mánh khóe của các tù nhân trong những lần vượt ngục. Rồi những cuộc vượt ngục thành công khiến những người coi tù phải chật vật điều tra cách thức mà các tù nhân áp dụng và rồi cũng vô cùng vất vả mới bắt được họ trở lại nhà tù. “Tất cả điều này phản ánh một thực tế là, chúng tôi, những sĩ quan chỉ huy ở nhà tù này, là những kẻ bất tài và vô dụng” - Eggers đã phải cay đắng thừa nhận như vậy trong cuốn sách “Colditz - Câu chuyện nhìn từ phía người Đức”.

Đình Vũ (Tổng hợp)

Đón đọc kỳ 3: Cuộc vượt ngục đầu tiên thành công

Huyền thoại Colditz - Kỳ cuối: Vượt ngục bằng tàu lượn
Huyền thoại Colditz - Kỳ cuối: Vượt ngục bằng tàu lượn

Đến năm 1944, bọn lính Đức đã lấp hết mọi kẽ hở an ninh ở tòa lâu đài Colditz cho nên việc đào tẩu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN