Cuộc không chiến bí mật giữa hai siêu cường - Kỳ cuối: Những chuyến bay khiêu khích của U2

Lịch sử cuộc Chiến tranh Lạnh cũng là lịch sử của các chuyến bay do thám của Mỹ thâm nhập không phận Liên Xô và các nước XHCN trước đây. Bộ phim tài liệu kỳ công của Dirk Pohlmann cho thấy, những chiến dịch này nguy hiểm hơn là chúng ta từng biết và thế giới từng cận kề Thế Chiến III hơn là chúng ta từng nghĩ


Năm 1956, ván cờ gián điệp này bước vào một trận mới. Với một loại máy bay mới có thể bay rất cao, một đơn vị không quân do thám thường xuyên thâm nhập các nước vệ tinh của Liên Xô. Bitburg (Đức) là nơi cất cánh của một loại máy bay mới có tốc độ nhanh hơn tiếng động để thực hiện các chuyến bay do thám. Lúc này, Liên Xô chưa có các loại máy bay tiêm kích tương ứng.

Ông John Bessette từng làm việc tại Cơ quan Tình báo Quân đội Mỹ kể lại: "Máy bay cất cánh từ Bitburg, bay lên thật cao, vượt qua biên giới tới mục tiêu rồi quay về". Tại Wiesbaden, bên cạnh máy bay của không quân Mỹ, CIA cũng có những máy bay riêng để tiến hành những chuyến bay do thám. Những chuyến bay này được giữ bí mật cho tới ngày nay. Chúng được thực hiện bởi phi công của các nước Đông Âu.


Một bức ảnh chụp ở Wiesbaden là bằng chứng cho thấy máy bay RB 69 được cất cánh từ Đức. Chỉ có 7 máy bay loại này được sản xuất riêng cho CIA. Georgij Michailov, nguyên đại tá quân đội Liên Xô kể lại: "Khi đó, chúng tôi cảm thấy một chút bất lực, một chút cay đắng vì chúng tôi phát triển chậm hơn trên lĩnh vực phòng không".

Máy bay U2 đã có 156 chuyến bay thâm nhập Liên Xô.


Lúc này từ nước Đức, Mỹ đã bắt đầu một chiến dịch mới dùng khinh khí cầu cho bay qua không phận Liên Xô để chụp ảnh. Tuy nhiên hiệu quả chẳng là bao vì không thể điều khiển hướng bay của khinh khí cầu. Ngoài ra, Liên Xô cũng đã bắn hạ được và đưa ra các cuộc họp báo để tố cáo. Thực ra, khinh khí cầu có thể bay cao tới 25 km, vượt xa mọi loại máy bay hiện có. Cargill Hall, nhà sử học nói: "Eisenhower ra lệnh chỉ cho khinh khí bay cao từ 16 tới 18 km. Ông không muốn để Liên Xô tìm cách chế tạo các loại máy bay có tầm cao hơn".

Wassilij Poljakov, phi công Liên Xô, người đã bắn hạ chiếc máy bay do thám RB47.

Chỉ ít lâu sau, loại máy bay cực nhẹ U2 được đưa vào sử dụng có thể bay được rất cao, được chế tạo riêng cho CIA và do cơ quan tình báo này trực tiếp quản lý. Không quân Mỹ phản đối việc sử dụng U2, nhưng CIA vẫn thực hiện được ý định của họ. Chris Pocock, chuyên gia về U2 kể lại rằng CIA muốn bay vào những khu vực cấm, nên không muốn chỉ sử dụng những máy bay ném bom được cải tạo lại và không muốn để riêng giới quân sự có được những thông tin về Liên Xô. Các chuyến bay của U2 được coi là mang tính khiêu khích nhất với chiến dịch "Home Run".


Tổng cộng có 156 chuyến bay do thám do U2 thực hiện với những máy bay có thể mang theo bom nguyên tử thâm nhập không phận Liên Xô qua đường Bắc Cực. Có sử gia cho rằng với chiến dịch này, một số tướng lĩnh cao cấp của Mỹ muốn khiêu khích cho Thế chiến thứ 3 nổ ra.

Thật ra từ năm 1958, Liên Xô đã có thể bắn hạ được máy bay U2. Nhưng tới 1/5/1960, khi Garry Power tiến hành chuyến bay, Liên Xô mới lần đầu tiên bắn hạ U2 và tiến hành xét xử Power. Điều hài hước của số phận là đúng ngày Power bị tuyên án là lúc Mỹ bắt đầu phóng vệ tinh gián điệp đầu tiên. Kỷ nguyên thâm nhập không phận để do thám đã kết thúc.


Nhưng việc do thám điện tử vẫn bí mật tiếp tục với loại máy bay mới RB47. Được trang bị rất nhiều thiết bị kỹ thuật, nó bay dọc biên giới Liên Xô để do thám. Bruce Bailey, phi công gián điệp kể lại: "Việc do thám điện tử nhằm mục đích tìm ra phương pháp đi tới mục tiêu tấn công và hy vọng trở về. Họ phải tìm ra phương thức hữu hiệu để loại trừ khả năng phòng vệ của đối phương. Cũng có lúc họ thâm nhập không phận Liên Xô và bị lực lượng phòng không chặn đánh.

John McKone, hoa tiêu trên chiếc RB47 bị bắn hạ.

Tháng 7/1960, một máy bay do thám điện tử Mỹ bay từ Anh tới Murmansk. Wassilij Poljakov, phi công máy bay chiến đấu Liên Xô nhớ lại: "Tôi nhận ra chiếc máy bay đó và thông báo, đó là một máy bay Mỹ". Chỉ huy mặt đất ra lệnh, hãy buộc hắn phải hạ cánh. Poljakov ra hiệu cho viên phi công Mỹ theo anh ta, nhưng không được hồi đáp. Mặt đất liền ra lệnh: "Tiêu diệt!". John McKone, hoa tiêu trên chiếc RB47 đó kể lại: "Không hề cảnh báo trước, anh ta bắn ngay. Động cơ thứ hai và ba bị trúng đạn.


Tôi nhìn thấy nhiều vết đạn trên máy bay và vị chỉ huy ra lệnh nhảy dù". Nhưng chỉ có McKone và một phi công thứ hai sống sót sau khi vật lộn 6 giờ đồng hồ trong nước biển 0OC và được một tàu Liên Xô cứu thoát. Viên chỉ huy và 3 chuyên viên điện tử đều thiệt mạng. McKone bị giam giữ và chỉ được thả tự do 7 tháng sau đó, và sự kiện này được coi như món quà chào mừng đối với tân Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

Cuộc không chiến của các siêu cường được giữ gìn tuyệt mật trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đã nhiều lần nó đưa thế giới tới bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Vũ Long (Tổng hợp từ Đài truyền hình Đức)

Đón đọc số tới: Uwe Barschel - Bí ẩn về một vụ án mạng ở Đức

Cuộc không chiến bí mật giữa hai siêu cường - Kỳ III: Sự bí ẩn bao trùm các chuyến bay
Cuộc không chiến bí mật giữa hai siêu cường - Kỳ III: Sự bí ẩn bao trùm các chuyến bay

Để có thể đưa bom tới đích, Liên Xô đã chế tạo loại máy bay tương tự B29 của Mỹ, loại máy bay đã ném bom xuống Hiroshima (Nhật Bản).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN