Báo động tình trạng phi công ‘tự sát’ trong thảm họa hàng không

Hành động chủ ý phá hủy máy bay của cơ phó chiếc Airbus A320 đã dấy lên quan ngại đáng lo về tâm lý không ổn định của phi công trong những thảm họa hàng không gần đây.

Viên cơ phó Andreas Lubitz chủ ý điều khiển máy bay lao xuống sườn núi Alps.

Cơ phó chiếc Airbus A320 số hiệu 4U9525 của hãng hàng không Germanwings đã khóa cửa buồng lái, nhốt cơ trưởng ở bên ngoài để y có thể thực hiện hành vi hạ độ cao và điều khiển máy bay lao xuống sườn núi Apls một mình.


Trong lịch sử tai nạn hàng không, nhiều vụ cũng đã được xác định nguyên nhân là do phi công cố tình gây ra tai nạn.


Gần đây nhất là vụ mất tích không một chút dấu vết vào tháng 3 năm ngoái chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Theo phân tích từ dữ liệu vệ tinh, có giải thuyết chiếc máy bay từ thủ đô Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vận chuyển 239 người cũng chủ ý bay chệch khỏi hướng đi ban đầu, bay về Nam Cực, tuy nhiên trên đường đi máy bay hết nhiên liệu và rơi xuống biển.


Nhân viên cứu hộ triển khai công tác tìm kiếm tại khu vực gặp nạn.


Tháng 12/2013, cơ trưởng của chiếc Moza LAM 470 là ông Herminio dos Santos Fernandes bị quy trách nhiệm gây ra vụ đâm máy bay tại Namibia. Các nhà điều tra cho biết trong vụ tai nạn đó, máy bay cũng đâm thẳng xuống đất, khiến tổng cộng 33 người, bao gồm 27 hành khách và 6 nhân viên phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ việc xảy ra trong khi chỉ có duy nhất cơ trưởng trong buồng lái, còn người lái phụ đi vệ sinh. Cơ trưởng đã tự ý hạ độ cao của máy bay, để máy bay ở chế độ không tải và tăng công suất hoạt động của máy bay lên mức cao nhất. Đáng sợ hơn, người lái phụ lúc đó cũng hành động như viên cơ trưởng của chiếc Airbus A320, đập cửa liên tục và cố tìm cách vào buồng lái. Ông Fernandes cũng có lịch sử trải qua nhiều “vấn đề cá nhân nghiêm trọng”.


Mảnh vỡ của phi cơ Moza LAM 470.


Một vụ tai nạn hàng không khác do phi công gây ra là vụ chiếc máy bay của hãng EgyptAir rơi xuống Đại Tây Dương sau gần 30 phút khởi hành vào tháng 10/1999. Chiếc máy bay Boeing 767-366 lúc đó đang chở 14 nhân viên phi hành đoàn và 203 hành khách. Cũng nhân cơ hội người lái phụ đi vệ sinh, cơ trưởng Gamil al-Batouti điều khiển máy bay đâm thẳng xuống biển, khiến toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng. Âm thanh cuối cùng được thu lại trong thiết bị ghi âm hộp đen của máy bay là lời trăn trối của ông Batouti bằng tiếng Ả-rập “Con nguyện trao số phận vào tay Chúa”. Thậm chí y còn tắt hẳn động cơ máy bay, khiến phi công phụ không thể xoay chuyển được tình hình. Cho đến giờ nguyên nhân “tự sát” của cơ trưởng Batouti vẫn chưa được xác minh.


Tháng 12/1997, chiếc máy bay Beoing 737 với 97 hành khách và 7 nhân viên phi hành đoàn đã đâm xuống sông Musi tại phía nam Sumatra, Indonesia. Kết luận điều tra cho thấy máy bay rơi là do tác động điều khiển trực tiếp từ buồng lái, có thể là do chính cơ trưởng. Tuy nhiên cho đến giờ, giới chức của Ai Cập và Indonesia đều không thừa nhận các kết luận chính phi công chủ ý gây ra các vụ tai nạn máy bay.



Hồng Hạnh (theo D.M)



Video tái hiện toàn cảnh phi công chốt buồng lái cho máy bay rơi
Video tái hiện toàn cảnh phi công chốt buồng lái cho máy bay rơi

Qua phân tích dữ liệu từ hộp đen ghi âm giọng nói trong khoang lái, các nhà điều tra đã xây dựng đồ họa tái hiện toàn cảnh vụ cơ phó máy bay Germanwings chốt buồng lái, cho máy bay lao xuống sườn núi Alps.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN