Ukraina phá hủy Tu-160 bất chấp Nga, Trung muốn mua

Theo một số nguồn tin truyền thông, Ukraine, chỉ vì muốn làm hài lòng Hoa Kỳ, mà từ năm 1998 đã phá hủy những chiếc Tu-160 của Liên Xô còn sót lại trên lãnh thổ nước này mặc dù Trung Quốc ngỏ ý muốn mua lại số phi cơ đó.

Máy bay ném bom - mang tên lửa chiến lược Tu-160 “Alexandr Novikov”. Ảnh: Sputnik

Trên mạng internet của Trung Quốc đã xuất hiện thông tin rằng, vào những năm 1990 Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của Liên Xô là Tu-160 còn ở lại trên lãnh thổ Ukraine sau sự tan rã của Liên Xô, thậm chí nước này đã gửi một phái đoàn đến Ukraine để mua một vài chiếc trong số đó.

Vậy mà Ukraine đã phá hủy các máy bay có giá hàng trăm triệu đô la một chiếc này. Chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga đã đưa ra nhận định về sự kiện liên quan đến việc Ukraine phá hủy máy bay Tu-160.

Các bài báo về nội dung này xuất hiện gần đây ở Trung Quốc đều lưu ý đến một khía cạnh mới là trước đây người ta cho rằng, Nga đã là nước duy nhất thể hiện sự quan tâm đến các máy bay đó, nhưng, vào những năm 1990, Nga thiếu tiền để mua máy bay đắt tiền như vậy.

Vào năm 1998, Ukraine bắt đầu phá hủy các máy bay ném bom Tu-160 nhưng vào giờ phút cuối cùng, Nga vẫn có thể nhận được 8 chiếc máy bay từ Ukraine đổi lấy các đợt cung cấp khí đốt. Vào đầu năm 2001, Ukraine thanh lý 11 máy bay ném bom còn lại. Một chiếc máy bay đã được chuyển giao cho viện bảo tàng, và phần còn lại bị phá hủy.

Ukraine đã không nhận được một xu nào. Trong khi nếu chờ đợi 2-3 năm nữa thì các máy bay đó có thể được bán với mức giá cao nhất. Việc phá hủy các máy bay Tu-160 là một trong những giai đoạn bối rối trong lịch sử hậu Xô viết của Ukraine.

Không những vậy, ngoài Nga còn có cả Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm đến các máy bay ném bom này, mà thậm chí vào cuối những năm 1990 Bắc Kinh đã có trong tay một nguồn lực tài chính rất đáng kể và sẵn sàng mở hầu bao. Như vậy, Ukraine đã mất khoản thu rất cao do chính sách thân Mỹ của họ.

Sự quan tâm của Trung Quốc với Tu-160 là dễ hiểu. Nếu Trung Quốc muốn tạo ra một máy bay ném bom có ​​khả năng tấn công vào Hoa Kỳ, thì chiếc phi cơ như vậy nên kết hợp tầm xa và hiệu suất rất cao.

Để bay đến khu vực phóng tên lửa, máy bay ném bom của Trung Quốc phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không đang tuần tra vùng biển này. Tu-160 hoặc phiên bản nâng cấp của nó có thể giải quyết vấn đề đó.

Nhưng, Trung Quốc vẫn không thể thực hiện được giao dịch này với Ukraine. Đã từ lâu Nga không còn sản xuất máy bay Tu-160 và chỉ thực hiện các công việc sửa chữa và hiện đại hóa 16 máy bay hiện có.

Tu-160 được sử dụng để phóng tên lửa hành trình vào các vị trí của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Đồng thời, không quân Nga khen ngợi loại máy bay này và có ý định nối lại quá trình sản xuất để có thêm 50 máy bay phiên bản nâng cấp TU-160M.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đang suy nghĩ về dự án chung thiết kế chế tạo máy bay ném bom tương lai giống với máy bay Mỹ B-2, nhưng vẫn chưa rõ liệu máy bay như vậy có được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Theo Sputnik
Chi tiết về máy bay ném bom chiến lược Tu-160
Chi tiết về máy bay ném bom chiến lược Tu-160

Tu-160 là máy bay lớn nhất trong lịch sử phi cơ quân sự siêu thanh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN