Nhờ đâu máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ uy lực gấp 1.000 lần

Bộ xử lý mới của máy bay tàng hình B-2 đã tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết bị điện – điện tử và hệ thống máy tính trên máy bay tới 1.000 lần.

Máy bay tàng hình B-2 của Không quân Mỹ.


Toàn bộ 20 máy bay tàng hình B-2 của Không quân Mỹ đã được lắp bộ xử lý kiểm soát quản lý chuyến bay mới nhằm hiện đại hóa hệ thống máy tính trên máy bay, nâng cao khả năng tích hợp vũ khí và cho phép máy bay nhanh chóng cập nhật phần mềm.

Thiếu tướng Jon Norman, Giám đốc Chương trình Năng lượng Toàn cầu, cho biết: “Bộ xử lý kiểm soát quản lý chuyến bay của B-2 đã được thay bằng một đơn vị xử lý tích hợp hiện đại. Quá trình nâng cấp này đã nâng cao hiệu quả cho hệ thống hơn 1.000 lần về mặt bộ nhớ, tốc độ mạng lưới”.

Theo phát ngôn viên Không quân Mỹ, đại úy Michael Hertzog, nâng cấp bộ xử lý kiểm soát quản lý chuyến bay B-2 được hoàn thành vào giai đoạn lắp đặt cuối cùng trong tháng 8/2016.

Bộ xử lý nhanh hơn, uy lực hơn sẽ cho phép công nghệ liên lạc, cảm biến, radar, hệ thống thiết bị điện – điện tử trên máy bay xác định và tấn công các mục tiêu tốt hơn.

Thời gian từ lúc xác định mục tiêu tới lúc phóng vũ khí sẽ được giảm nhiều, cho phép B-2 phóng vũ khí hiệu quả hơn, giảm nguy cơ bị kẻ thù phát hiện và tấn công lại.

Mặc dù được phát triển trong những năm 1980 nhưng B-2 là một máy bay kỹ thuật số sử dụng “buồng lái kính” (buồng lái trang bị màn hình hiển thị) để kiểm soát chuyến bay và hệ thống trên máy bay.

Quá trình nâng cấp cho B-2 gồm lưu trữ lại thông tin các bộ xử lý kiểm soát quản lý chuyến bay, tức “các não bộ” của máy bay, vào các đơn vị xử lý tích hợp tốt hơn nhiều. Bước này quan trọng vì máy tính của B-2 từ những năm 1980 đã quá tải dữ liệu.

Theo ông Norman, kế hoạch của Không quân Mỹ đã kêu gọi trang bị cho B-2 một loại vũ khí hạt nhân kỹ thuật số thế hệ tiếp theo gọi là B-61 Mod 12.

Đây là một chương trình hiện đại hóa đang phát triển nhằm tìm kiếm cách tích hợp B-61 Mod 3, 4, 7 và 10 vào một chương trình duy nhất kèm bộ hướng dẫn.

Mỹ cũng tăng tốc kế hoạch lắp đặt tên lửa tầm xa tự điều chỉnh trang bị hạt nhân (LRSO). LRSO được thiết kế đặc biệt cho các mục tiêu có nguy cơ cao, khi mà cần phóng một vũ khí hạt nhân tầm xa để giúp phi hành đoàn tránh xa các rủi ro bị tấn công.


Theo các quan chức Mỹ, LRSO sẽ thay thế tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM).

Ngoài kho hạt nhân, B-2 sẽ mang theo một loạt vũ khí truyền thống. B-2 cũng mang cả một quả bom nặng 14 tấn. B-2 có thể đạt độ cao 15.200 mét và có trọng tải 18 tấn.

Máy bay B-2 đi vào hoạt động từ những năm 1980, đã thực hiện các sứ mệnh ở Iraq, Libya và Afghanistan. Với khả năng bay tới hơn 11.000 km mà không cần tiếp liệu, B-2 đã bay một mạch từ Missouri của Mỹ tới một hòn đảo ngoài khơi Ấn Độ Dương tên là Diego Garcia rồi mới ném bom ở Afghanistan.

Phần lớn máy bay B-2 của Mỹ đều được đặt tại căn cứ không quân Whiteman ở Missouri.


Thùy Dương (theo National Interest)
Kinh hoàng với đòn đánh IS của tàng hình cơ B-2 ở Libya
Kinh hoàng với đòn đánh IS của tàng hình cơ B-2 ở Libya

Bộ đôi tàng hình cơ B-2 ngày 18/1 của Mỹ đã dội xuống 108 quả bom nhằm trúng 2 doanh trai huấn luyện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Libya, tiêu diệt được gần 100 tay súng cực đoan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN