Nguyên nhân Nga rùng rùng di chuyển cả đoàn tàu chiến tới Trung Đông

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ biến thành một sân bay và căn cứ cho Nga ở Trung Đông, vốn sẽ làm tăng tính cơ động của Moskva trong khu vực, đồng thời đặt Mỹ vào thế mà họ sẽ phải thường xuyên thay đổi kế hoạch và vấn đề này sẽ gây ra tổn thất lớn đối với Washington.

Theo chuyên gia phân tích quốc tế Saeed Davar, Nga đã thu hút nhiều sự chú ý trong vài tháng gần đây. Sau sự thể hiện ngạc nhiên về sức mạnh của Moskva ở Ukraine và Crimea, người Nga giờ đây có ý định đưa cả hạm đội Baltic và phương Bắc của họ tới Địa Trung Hải để bảo vệ lợi ích ở Syria. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, mà Nga từng nói là sẽ ở lại Murmansk để đại tu đến năm 2017, cùng với tàu tuần dương Peter Đại đế, tàu khu trục Severomorsk, tàu khu trục Phó Đô đốc Kulakov, và 5 tàu hậu cần khác đã bắt đầu khởi hành, tăng thêm vấn đề nhạy cảm với NATO.

Bằng cách chuyển toàn bộ Hạm đội Biển Bắc, gồm 39 tàu như ước tính của phía Mỹ, và một phần của Hạm đội Baltic, đến Địa Trung Hải, Moskva đang tìm cách nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt về mối quan hệ của mình với Syria. Nhưng không phải riêng tình hình ở Syria khiến Moskva điều chỉnh lực lượng hải quân đáng chú ý như vậy, lý do chiến lược quan trọng nhất thúc đẩy Điện Kremlin chính là nhu cầu bảo vệ lợi các ích an ninh quốc gia toàn diện của Nga ở khu vực nhạy cảm nhất của thế giới này bởi nó ảnh hưởng gián tiếp đến những lợi ích của Nga trên toàn cầu. Tất nhiên, việc Nga rút hết các tàu chiến của mình khỏi khu vực phía Bắc, đặt ra nguy cơ để lại một khoảng trống lớn trong lá chắn phòng thủ của mình, mà sẽ tạo cơ hội tốt cho Mỹ thâm nhập vào những khu vực này, là không hợp lý. 

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Reuters

Hiện nay, Nga đang ở trong một tình huống đặc biệt. Bằng cách tập trung đội tàu của mình ở khu vực này, Nga không chỉ tăng số lượng, chất lượng tàu chiến và vũ khí sẵn sàng hành động, mà còn tăng nhân viên quân sự của mình lên đến hơn 3.000 người. Đồng thời, số lượng máy bay, trực thăng của Nga sẽ tăng đến hơn 80 chiếc và các tên lửa của Nga cũng sẽ có thể hoạt động từ một cự ly gần trong khu vực này. Như vậy, trên thực tế, Nga đang thực hiện một cuộc diễn tập trên biển và giúp họ có thể kiểm tra tính cơ động cũng như khả năng của các lực lượng và vũ khí. Mục tiêu chiến lược chính mà Nga theo đuổi là muốn chiếm ưu thế trong khu vực này. Trừ Crimea, Moskva chưa bao giờ coi trọng việc thực thi chính sách đối ngoại của họ như vậy sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, cũng chưa bao giờ sử dụng lực lượng quân sự ở quy mô lớn như vậy. Theo ông Davar, yếu tố làm tăng sự tự tin của Nga khi tiến hành động thái trên là cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra tại Mỹ, mà thực tế đang làm dịu các động thái chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ.

Ít nhất là từ những năm 1950, đã có những căng thẳng ở Trung Đông giữa Moskva và phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cụ thể là liên quan đến việc Mỹ triển khai 5.000 quân tới Lebanon, và tại thời điểm đó, những căng thẳng này đã lan đến khu vực Caribe và Cuba. Nga chỉ viện đến các lực lượng quân sự trong chính sách đối ngoại của mình khi ngoại giao thông thường của họ ở thế phòng thủ và cần phải thay đổi thế cân bằng quyền lực. Ngay cả ở Đông Âu, Nga luôn sẵn sàng giải quyết những thách thức thông qua các cuộc đàm phán chính trị và khi những nỗ lực của họ đã chứng minh vô ích, họ phải viện đến sức mạnh. Điều này cũng đúng trong vấn đề Cuba. Tuy nhiên, hiện nay, không giống như các biện pháp do nhà lãnh đạo Nga khi đó là Nikita Khrushchev, người đã phản ứng với mối đe dọa của Mỹ từ khoảng cách 11.000 km và cuối cùng gửi tên lửa Cuba, Moskva đang ở ngay cạnh tâm của cuộc khủng hoảng.

Phương pháp mà người Nga đang áp dụng là nhằm tìm cách kiểm soát và giải quyết các cuộc khủng hoảng trong gần một năm qua, và họ vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp này trong chính sách ngoại giao của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga sẽ có thể chuyển vấn đề của họ sang một giai đoạn chính trị và giải quyết trong thời gian tới sau khi triển khai lực lượng và củng cố sự hiện diện quân sự của họ? Có lẽ, thuật ngữ Chiến tranh Lạnh nên được hồi sinh từ bây giờ để có một sự hiểu biết khách quan hơn về những diễn biến của sự kiện. Nhưng có một thực tế là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ biến thành một sân bay và căn cứ cho Nga ở Trung Đông, vốn sẽ làm tăng tính cơ động của Moskva trong khu vực. Thông qua các biện pháp của mình, người Nga đặt Mỹ vào thế mà họ sẽ phải thường xuyên thay đổi kế hoạch và vấn đề này sẽ gây ra tổn thất lớn đối với Washington. 

Có vẻ như Nga đang sửa chữa những khoảng trống quyền lực vốn được tạo ra do sự vắng mặt của Liên Xô cũ ở Trung Đông. 
Công Thuận
Nhóm tàu chiến Nga đi qua La Manche khiến London nhớ tới "kẻ thù cũ"
Nhóm tàu chiến Nga đi qua La Manche khiến London nhớ tới "kẻ thù cũ"

Thứ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Mike Penning coi chuyến đi của nhóm tàu sân bay Nga qua eo biển La Manche là một "tín hiệu" và gợi nhớ tới "kẻ thù cũ".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN