Giới chuyên gia: Mỹ không thể bắn hạ tên lửa của Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/9 tuyên bố mạng lưới quốc phòng nước này sẽ bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nếu tên lửa bay qua đảo Guam, tuy nhiên các chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định Lầu Năm Góc hết sức sai lầm.

Theo các chuyên gia quân sự với hiểu biết sâu rộng về công nghệ phòng thủ tên lửa, với tuyên bố Mỹ sẽ tiêu diệt tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn hạt nhân trên không, Lầu Năm Góc không chỉ khiến cho công chúng và chính quyền Mỹ hiểu sai, mà rõ ràng Lầu Năm Góc đang nói dối.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ trong cuộc tập trận Tobruq Legacy 2017 tại Siauliai, Litva. Ảnh: THX/TTXVN

Chủ tịch Quỹ Ploughshares về an ninh toàn cầu chuyên về vũ khí và hạt nhân Joe Cirincione cùng với Giám đốc chính sách Giải trừ quân bị và giảm thiểu nguy cơ của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí không đảng phái của Mỹ Kingston Reif chia sẻ quan điểm rằng, Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cố gắng bắn hạ tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.

Theo 2 chuyên gia, Mỹ phô trương về các hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của mình, mặc dù gần như không hệ thống nào có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Trong báo cáo ông Cirincione gửi tới trang tin quốc phòng Defense One có ghi, khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa bay qua Nhật Bản, tên lửa có độ cao đủ để không một hệ thống nào của Mỹ có thể chạm tới.

Ông viết: "Tên lửa Triều Tiên phóng qua Nhật Bản đạt độ cao tối đa là 770 km, cả Mỹ và Nhật Bản đều không thể đánh chặn tên lửa này. Không một vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện tại có thể đạt được độ cao đó".

Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ gồm 3 tầng, bao gồm hệ thống Patriot, THAAD và Aegis. Tuy nhiên, cả 3 đều được thiết kế để bắn hạ tên lửa ở giai đoạn cuối, khi tên lửa đang rơi xuống mục tiêu. Mặc dù Mỹ thông báo đã đầu tư 320 tỷ USD vào các hệ thống phòng thủ tên lửa trong vài thập niên qua, không hệ thống nào có khả năng chạm tới ICBM (hoặc thậm chí là tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM) vào giai đoạn giữa đường bay hay ngay sau khi phóng.

Ông Cirincione cũng cho rằng, hiện Mỹ có cơ hội "50-50" đánh trúng loại tên lửa tương tự như Hwasong-14 của Bình Nhưỡng khi đang bay trên không. Và kết quả này chỉ có khả năng xảy ra nếu như Triều Tiên không dùng bất cứ biện pháp đối phó nào như mồi nhử (đơn giản như bóng bay) haysóng nhiễu âm điện tử.

Theo các chuyên gia, "tuyên bố có khả năng" không đồng nghĩa với "đảm bảo thành công".

TTXVN/Báo Tin Tức
Những lựa chọn quân sự nào Mỹ có thể áp dụng với Triều Tiên?
Những lựa chọn quân sự nào Mỹ có thể áp dụng với Triều Tiên?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/9 đã đe dọa “hủy diệt” CHDCND Triều Tiên và từ trước đến nay Washington cũng nhiều lần đánh tiếng cảnh báo về hành động quân sự với Bình Nhưỡng. Vậy trước mắt Mỹ có những lựa chọn nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN