Chiến sĩ Việt Nam và Liên Xô cứu sống lẫn nhau

Để mô tả các mối quan hệ giữa các chuyên gia quân sự Liên Xô và các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, người ta thường dùng cụm từ "tình đoàn kết chiến đấu".

Đài “Sputnik” tiếp tục loạt bài “Nhìn lại ngày hôm qua” nói về lịch sử quan hệ Nga-Việt Nam nửa thế kỷ trước, về cuộc kháng chiến thứ hai ở Việt Nam và phần đóng góp của các chuyên gia quân sự Xô Viết.

Khi đó, để mô tả các mối quan hệ giữa các chuyên gia quân sự Liên Xô và các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, người ta thường dùng cụm từ "tình đoàn kết chiến đấu".

Mặc dù đôi khi xảy ra những tình huống kỳ lạ, nhưng, đây thực sự là tình đoàn kết. Như chúng tôi đã lưu ý, những tình huống kỳ lạ chỉ diễn ra ở cấp chỉ huy quân sự cao cấp của Việt Nam. Và tại các nơi cư trú sĩ quan và binh sĩ Liên Xô, nơi bố trí các đơn vị tên lửa của Liên Xô, những người lính của hai nước thực hiện nhiệm vụ chung, và thực sự trở thành anh em.

Tướng Belov hồi tưởng lại: Có lần chiếc xe mà ông đang đi bị oanh kích. Tất cả mọi người trong xe đều phải xuống ẩn nấp. Một quả bom rơi cách chỗ họ chừng 20 mét. Ông chợt cảm thấy có một cái gì khá khá nặng đó ập vào người mình. Quay đầu, viên tướng thấy sĩ quan phiên dịch và lái xe đang lấy thân mình che cho ông.

Trên thực tế, trong những năm các chuyên gia Liên Xô tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, con số thương vong là khá thấp, theo những ước tính khác nhau từ 15 đến 25 người. Điều đó phần nhiều là nhờ sự chăm sóc anh em của các bạn Việt Nam. Và các chuyên gia quân sự Liên Xô cũng có thái độ như vậy với những người lính Việt.

Ngày 11 tháng Tư năm 1970, chín chuyên gia Liên Xô đã tham gia một buổi lao động tình nguyện do chỉ huy đơn vị quân đội Việt Nam tổ chức: dọn dẹp trường làng, sửa chữa đường dẫn đến trường. Trung sĩ Vladimir Garkusha, người gốc Krasnodar, chỉ huy một pháo đội của trung đoàn tên lửa 237 và phiên dịch viên Sâm đứng cạnh nhau, đào đất để san lấp hố bom do máy bay Mỹ vừa trút xuống ở bên đường. Cả hai đang hát một bài ca Việt Nam mà anh Vladimir rất thích. Và đột nhiên một vụ nổ đã xảy ra. Hóa ra, lưỡi xẻng chạm vào quả bom bi, và nó đã phát nổ.

Mấy người đã bị thương, trong đó có anh Vladimir. Có các vết thương vào bụng và đầu. Tuy vậy, Vladimir là người đầu tiên tự đứng lên sau vấp ngã. Ngay lập tức có mấy người chạy đến để giúp đỡ. Còn anh Sâm vẫn nằm trên đường, hai bàn chân nhuốm đầy máu. Và Vladimir yêu cầu y tá trước hết cứu sống anh Sâm, chỉ sau đó giúp cho bản thân anh. Trong chiếc xe vận chuyển những người bị thương tới bệnh viện, anh Vladimir  cố gắng cổ vũ, động viên mọi người. Tại bệnh viện, các bác sĩ  đã có thể cứu sống tất cả mọi người - trừ Vladimir. Anh Vladimir Garkusha chỉ mới 23 tuổi. Các chuyên gia Liên Xô và binh sĩ Việt Nam đã tiễn đưa anh Vladimir trong chuyến hành trình cuối cùng. Anh Sâm vẫn chống nạng đến tham dự. Phát biểu tại lễ mai táng, anh đã nói:

"Tôi có một gia đình lớn, và hôm nay tôi đã mất một người trong gia đình. Đồng thời tôi có thêm một người anh trai. Anh Vladimir, người cứu cuộc đời tôi, là anh trai ruột thịt cho đến cuối cuộc đời".

Trung sĩ Vladimir Garkusha được truy tặng Huân chương Sao đỏ của Liên Xô và Huân chương Chiến công hạng ba của Việt Nam.

Theo Sputnik
Nga có lợi khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam?
Nga có lợi khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam?

Việc Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập niên đối với Việt Nam khiến một số người cho rằng Việt Nam sẽ nhập khẩu vũ khí từ Mỹ thay vì Nga như trước đây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN