11:06 08/11/2014

Hai quần thể thủy tùng sót lại trên thế giới

Thủy tùng, hay thông nước (tên khoa học Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất thuộc chi Glyptostrobus, họ Trắc bách diệp, còn tồn tại.

Thủy tùng, hay thông nước (tên khoa học Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất thuộc chi Glyptostrobus, họ Trắc bách diệp, còn tồn tại. Đặc biệt, Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới còn sót lại quần thể Thủy tùng tự nhiên, tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo và xã Ea Hồ, huyện Krông Năng (Đắk Lắk), với số lượng 162 cây (Ea H’leo 140 cây, Krông Năng 21 cây, Buôn Hồ 1 cây), phân bổ trên tổng diện tích 120 ha.

Thủy tùng hay thông nước, loài thực vật duy nhất trên thế giới còn sót lại ở Việt Nam


Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho công tác bảo tồn chưa được đầu tư đúng mức.




Thủy tùng đang được Ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh
thông nước khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.



Loài thủy tùng này nằm tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo và xã Ea Hồ, huyện Krông Năng(Đắk Lắk) với số lượng 162 cây.



Để bảo vệ quần thể này, Ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thông nước đã khoanh vùng bảo vệ, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư thôn, buôn sống gần khu bảo tồn thực hiện công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, phòng chống phá rừng. Tuy nhiên cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho công tác lâu dài cho khu bảo tồn chưa được đầu tư đúng mức, lực lượng mỏng.

Thủy tùng còn là cây gỗ quý hiếm, được xếp vào nhóm IA.



Loài thủy tùng này được phân bổ trên tổng diện tích 120 ha.


Thủy tùng nằm trong Sách Đỏ thế giới, là loài cây gỗ quý hiếm, được xếp vào nhóm IA trong danh mục các loài động vật và thực vật quí hiếm và hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Thủy tùng chủ yếu mọc ở các vùng đầm lầy, là cây gỗ lớn, thường xanh, ưa sáng, cao khoảng 20 m, đường kính thân khoảng 1,3 m, không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, nhiều hoa văn, có mùi thơm, càng ngâm lâu dưới nước, dưới bùn càng bóng.

Dương Giang