Hà Nội: Tiếp tục nhân rộng mô hình xã nông thôn mới nâng cao

Ngay từ những ngày đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, ƯBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các sở, ban ngành Thành phố, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã tập trung nhân rộng mô hình xã nông thôn mới nâng cao.

Nhân rộng mô hình

Ngày 28/2/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình đã tiến hành làm việc với một số cơ quan, đon vị về việc rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chưong trình trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ, đồng thời thảo luận về một số cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau Hội nghị, Thành ủy đã ban hành Thông báo số 1065-TB/TU ngày 07/3/2023 kết luận của đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưòng Ban Chỉ đạo Chương trình để quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thế cho các cơ quan, đon vị đế tri en khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2023.

Chú thích ảnh
Đoàn thẩm định nông thôn mới Hà Nội cùng các thành viên kiểm tra, đánh giá thực tế tại mô hình trồng hoa công nghệ cao xã Đại Đồng.

Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình tại cơ sở, tiến hành giao ban định kỳ hàng tháng để tập trung chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã căn cứ Bộ tiêu chí nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 rà soát thực hiện đê hoàn thành mục tiêu nãm 2023. Công tác tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, thông qua nhiêu hình thức như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phương tiện thông tin đại chúng, băng zôn, khẩu hiệu...

Đã có nhiều mô hình, cách làm thiết thực đem lại hiệu quả, điển hình như: Huyện Đan Phượng tiêp tục tô chức cuộc thi “Giữ gìn thôn, tô dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Cuộc thi được nhân dân hưởng ứng tích cực, với tổng kinh phí xã hội hóa hơn 30 tỷ đồng và hàng vạn ngày công của nhân dân thực hiện công tác chỉnh trang góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp. Huyện Ba Vì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cuộc thi từ tháng 3/2022. Kết quả đến nay huy động được nguôn lực xã hội hóa 64,7 tỷ đồng (bao gồm 42,5 tỷ đồng tiền mặt và vật chất khác với tông giá trị 22,2 tỷ đồng). Tại các đoạn đường tự quản trục đường chính tại khu dân cư, khu di tích lịch sự đã chú trọng bố trí công tác trồng, chăm sóc, duy trì bảo vệ cây xanh, cảnh quan, tích cực xây dựng các mô hình mới như: Con đường bích họa với tông diện tích 24.902m2; Tuyến đường phụ nữ nở hoa với tổng chiều dài 435.984m2 và đã có 30.204 hộ gia đình tham gia thực hiện phân loại tác hữu cơ tại nguồn.

Về huyện nông thôn mới, đến cuối năm 2022, Thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây (trong đó năm 2022 có 3 huyện: Chương Mỹ, Mê Linh và Phú Xuyên được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn chuẩn nông thôn mới).

Đối với 3 huyện còn lại chưa đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Ứng Hòa và huyện Ba Vì đã được Đoàn thẩm định của Thành phổ thẩm định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã có Tờ trình đề nghị tổ chức họp, xét công nhận huyện Ứng Hòa và huyện Ba Vì đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 gửi ƯBND Thành phố. Huyện Mỹ Đức đã cơ bản đủ điều kiện theo quy định. Hiện nay huyện Mỹ Đức đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ dự kiến gửi Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới trong tháng 3/2023 để tiến hành thẩm định, lấy ký kiến các sở ngành trước khi trĩnh ƯBND Thành phố theo quy định.

Về huyện nông thôn mới nâng cao, qua kết quả thẩm định xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022, có 4 huyện gồm Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đủ cơ sờ để hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Huyện Thanh Oai đã có văn bản đăng ký và cam kết hoàn thành huyện nông thôn mới trong năm 2023.

Các huyện đang tập trung chỉ đạo và hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định, phẩn đấu hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Về xã nông nông thôn mới, đến hết năm 2021, Thành phố có 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025. Về xã nông thôn mới nâng cao, đến năm 2021, Thành phố có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Riêng trong năm 2022 có thêm 63 xã được thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 38 xã so với kế hoạch Thành phố giao), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao toàn Thành phố đến hết năm 2022 có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đối với xã nông thôn mới kiểu mẫu, đến năm 2021, Thành phố có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong năm 2022, có thêm 15 xã được thấm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt kế hoạch Thành phố giao), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu toàn Thành phố đến hết năm 2022 có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong đó, huyện Đan Phượng luôn đi đầu ữong xây dựng nông thôn mới ừong những năm vừa qua, đến hết năm 2021 đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và trong năm 2022 đã tổ chức đánh giá thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đưa tổng số xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt 12/15 xã (chiếm 80%).

Phát triển kinh tế nông thôn

Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.378 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp; trong đó 1.136 HTX đang hoạt động (643 HTX kiểu cũ, 493 HTX kiểu mới), 242 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể. Trong đó thành lập mới 58 HTX, 21 HTX đã giải thể.

Chú thích ảnh
Xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì.

Các HTX nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên. Nhiều HTX đã tạo sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, tập trung vào chức năng thực hiện dịch vụ cho các hộ thành viên và nhân dân, đã làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, bảo đảm về thời vụ, bố ừí cây ừồng họp lý, đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất; đã chú trọng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như đầu tư trang thiết bị máy móc công cụ làm dịch vụ sản xuất, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, hệ thống chuồng trại tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng sản phâm từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho HTX. Đặc biệt, một số HTX đã liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn thành phổ Hà Nội có 1.695 trang trại. Các trang trại đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuât đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao nhăm nâng cao giá trị, sản lượng đồng thời liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của trang trại với các doanh nghiệp đang hình thành và phát triến.

Thành phổ Hà Nội hiện có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 273 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề. Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sự phát triển làng nghề tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tổng sổ cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động: 70 cụm, tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, trong đó hiện trạng có 1.392ha đã đâu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định; Các CCN đã thu hút được 4.169 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, thu hút gần 80.000 lao động. Hiện các cơ sở sản xuất trong CCN hoạt động ổn định và có xu hướng tiếp tục phát triển. Một số ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại các CCN. Trong đó, nhiều nhất là sản xuất gia công các sân phẩm cơ, kim khí (chiếm 20,86%), chế biến thực phẩm (chiếm 14,53%),...

Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đến quý 1/2023 là 42.903 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố là 22.129 tỷ đồng, chiếm 51,6%. (trong đó: lồng ghép 17.429 tỷ đồng; hỗ trợ trực tiếp: 4.700 tỷ đồng). Ngân sách huyện: 16.604 tỷ đồng, chiếm 37,8%. Ngân sách xã: 1.572 tỷ đồng, chiếm 3,7%. Vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 2.598 tỷ đồng, chiếm 6,1% (trong đó dân đóng góp 654,8 tỷ đồng {huyện Sóc Sơn trên 84 tỷ đồng, huyện Ba Vì 85 tỷ đồng, huyện Mỹ Đức 84 tỷ đổng, huyện Hoài Đức 141,5 tỷ đồng…

Ngoài ra, ngân sách Thành phố còn ủy thác cho Ngân hàng chính sách 440 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh (năm 2022 là 400 tỷ đồng; quỷ 1/2023: 40 tỷ đồng).

Trong những tháng tới, Thành phố sẽ hoàn tất hồ sơ trình Trung ương công nhận 3 huyện còn lại (ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) đạt chuẩn nông thôn mới (đạt mục tiêu chương trình đề ra); phấn đấu hoàn thiện hồ sơ 5 huyện (Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Thanh Oai) đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (hoàn thành sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Chương trình đề ra); 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 35 xã nông thôn mới nâng cao và 13 xã nông thôn mới kiêu mâu so với mục tiêu Chương trình đề ra năm 2023).

Bên cạnh đó, Hà Nội tập trung thực hiện các chỉ tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân đạt mục tiêu Chương trình đề ra năm 2023 như: Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 70 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,5%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 52,5%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, thị xã đạt 93% trở lên.

Đối với nguồn kinh phí, các huyện đề xuất ngân sách Thành phố bổ sung năm 2023 để đảm bảo mục tiêu có 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với tổng kinh phí là 8.187 tỷ đồng. Trong đỏ: Huyện Mỹ Đức đề nghị Thành phố hỗ trợ 1.177 tỷ đồng; huyện Hoài Đức đề nghị hỗ trợ 40 tỷ đồng; 54/61 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đề nghị Thành phố hỗ trợ là 4.803 tỷ đồng; 28/33 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đề nghị Thành phố hỗ trợ là 2.167 tỷ đồng.

Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, rà soát, tổng hợp danh mục dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đồng thời hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình năm 2023.

 

PV/Báo Tin tức
Góp phần lan toả chính sách an sinh xã hội
Góp phần lan toả chính sách an sinh xã hội

Trong những năm qua, báo Tin tức Cuối tuần (nay là Tuần Tin tức) và chuyên đề Dân tộc miền núi của báo Tin tức đã được phát hành rộng rãi đến các bản làng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những thông tin về chủ đề an sinh xã hội luôn được cập nhật của báo Tin tức đã góp phần phổ biến, lan toả các chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, chính sách giảm nghèo đến với đồng bào các dân tộc anh em.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN