Nhiệt tình với công tác xã hội

Ông Y Tlac B’dap (buôn Yao, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) năm nay đã gần 60 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở địa phương.

Với vai trò là Trưởng Ban công tác Mặt trận của buôn Yao, ông Y Tlac tích cực tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền vận động bà con tuân thủ pháp luật. Hiện nay, đa số người dân trong buôn đều chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; các đám ma, đám cưới được thực hiện theo nếp sống mới, tiết kiệm, nhanh gọn chứ không rình rang, kéo dài như trước. Buôn Yao hiện có 225/253 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt gần 89%) và được công nhận là buôn văn hóa.

Ông Y Tlac B’dap hướng dẫn bà con trong buôn xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

Trong phát triển kinh tế, ông Y Tlac đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Bản thân gia đình ông Y Tlac cũng là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương. Từ một hộ nghèo, nhưng với sự cần cù lao động, không ngại khó khăn, chịu khó học hỏi, đến nay gia đình ông đã có 10 ha cao su, 2 ha cà phê và 20 con heo, bò sinh sản với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Học theo gương ông, nhiều hộ trong buôn cũng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất... Trong buôn Yao hiện có chục hộ giàu, khoảng 50 - 60 hộ khá và chỉ còn 20 hộ thuộc diện nghèo.

Bằng uy tín của mình, ông Y Tlac cũng đã vận động bà con trong buôn tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011 đến nay, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã đóng góp kinh phí, ngày công lao động nâng cấp, sửa chữa được 4 km đường giao thông nội đồng; đóng góp 173 triệu đồng và 1.065 ngày công lao động để bê tông hóa gần 2,7 km đường giao thông. Đặc biệt, bà con còn tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để mở rộng, uốn nắn các con đường cho thẳng đẹp mà không hề đòi hỏi một sự đền bù hay hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Bài và ảnh: Trung Dũng
Người “gieo chữ” trên bản
Người “gieo chữ” trên bản

Nhiều năm qua, thầy giáo Hoàng Văn Công, dân tộc Mông, giáo viên phân trường Văn Thụ, thuộc Trường Tiểu học Lạc Long, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An (Cao Bằng), đã không ngại gian khó, vất vả, ngày đêm miệt mài “gieo chữ” cho những ước mơ xanh của trẻ em ở xóm Văn Thụ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN