Người “gieo chữ” trên bản

Nhiều năm qua, thầy giáo Hoàng Văn Công, dân tộc Mông, giáo viên phân trường Văn Thụ, thuộc Trường Tiểu học Lạc Long, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An (Cao Bằng), đã không ngại gian khó, vất vả, ngày đêm miệt mài “gieo chữ” cho những ước mơ xanh của trẻ em ở xóm Văn Thụ.

Thầy giáo Hoàng Văn Công.

Văn Thụ là xóm vùng 3 của xã Nam Tuấn, 100% đồng bào là dân tộc Mông, có 41 hộ, 244 nhân khẩu, gần 100% hộ thuộc diện nghèo. Tại điểm trường Văn Thụ hiện có 2 lớp ghép (1 + 3, 2 + 4 + 5) với 13 học sinh. Các trò nhỏ, còn chưa sõi tiếng phổ thông nhưng bằng tình yêu nghề, yêu trò, thầy Công luôn tìm cách giảng dạy đơn giản, dễ hiểu nhất để truyền thụ kiến thức cho các em. Nhiều em nhà cách xa trường 2 - 3 km phải đi bộ cả tiếng đồng hồ để đến trường. Những ngày học 2 buổi, học sinh phải mang theo mèn mén, rau xanh để ăn trưa tại lớp học. Các em đều thuộc hộ nghèo, cuộc sống gia đình khó khăn, nhiều em cũng định bỏ học nên thầy Công thường xuyên đến tận nhà học sinh vận động phụ huynh cho con em đến trường. 

“Được đứng trên bục giảng hơn 20 năm là một vinh dự lớn lao đối với tôi. Tôi thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho các em để sau này các em có kiến thức, trở thành người có ích cho xã hội”, thầy Hoàng Văn Công chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành tốt công tác giảng dạy, thầy Công còn là tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình. Ngoài thời gian dạy học, thầy còn nuôi bò, lợn, trồng hơn 4.000 m2 ngô để xóa đói giảm nghèo. Với những cố gắng nỗ lực, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học, vượt qua nhiều khó khăn để theo nghề giáo, đem từng con chữ đến cho học sinh, thầy Công là tấm gương sáng cho các thầy cô giáo trẻ noi theo.
Bài và ảnh: Công Hải
Gieo chữ cho học sinh nghèo vùng biển
Gieo chữ cho học sinh nghèo vùng biển

Những đứa trẻ mồ côi do cha đi biển và mãi mãi không trở về, những đứa trẻ khuyết tật hoặc là con của những gia đình nghèo vùng biển đã được cô Nguyễn Thị Thông ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa dạy chữ, lo cái ăn, cái mặc, chăm sóc khi ốm đau... Cứ như vậy suốt 13 năm qua, hết lớp học này đến lớp học khác, cô Thông đã tận tâm với hàng trăm học trò nghèo vùng biển mà không thu bất kỳ đồng học phí nào.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN