Đảng viên trẻ đi đầu khai hoang phát triển kinh tế

Đảng viên trẻ Nguyễn Đình Đức hiện là Bí thư Chi đoàn thôn 12, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Không chỉ là Bí thư Chi đoàn tích cực, Đức còn cùng gia đình khai hoang 18 ha đất rừng để sản xuất, mang lại thu nhập 600-700 triệu đồng/năm cho gia đình.

Anh Đức chăm sóc cà phê trong vườn. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Từ Hà Giang vào Kon Tum cùng bố mẹ vào năm 2000, hoàn cảnh gia đình Đức rất khó khan. Lúc đó Đức mới 12 tuổi vừa đi học vừa phụ giúp bố mẹ trồng lúa kiếm cái ăn cho cả nhà. Học xong lớp 12, không có điều kiện học lên nữa, anh theo học nghề thợ mộc. Năm 2008, Nguyễn Đình Đức đi nghĩa vụ quân sự và được kết nạp Đảng trong thời gian ở quân ngũ. Năm 2010 anh xuất ngũ trở về Kon Tum và có ý tưởng khai hoang đất rừng trồng cây công nghiệp phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2012, Nguyễn Đình Đức được bầu làm Bí thư Chi đoàn thôn 12, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần dám nghĩ dám làm, Đức xin chính quyền khai hoang đất rừng ở cách xã cả chục cây số. Đường vào rẫy của gia đình Đức là con đường mòn cách xã Đăk Tơ Re trên 10 km. Để vào được khu rẫy chỉ có những chiếc xe máy độ chế mới vượt qua được các con dốc cao và đi qua các khe suối.

Sau khi có giấy phép khai hoang, được sự trợ giúp của bố mẹ, Đức phải đi phá từng đám lau sậy, kéo từng bao đất từ nơi này đến nơi khác để san gạt, chứ không có máy móc, trâu bò hỗ trợ. Lúc đầu Đức chỉ khai hoang đất làm ruộng trồng lúa, sau đó thấy hiệu quả kinh tế chưa cao, anh đã cùng gia đình khai hoang thêm, chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng mì (sắn) cao sản, diện tích lúa còn lại vẫn gieo trồng lấy gạo ăn quanh năm.

Với 4 ha mì cao sản, gia đình Đức dần dần có thêm vốn, mở rộng thêm đất trồng mì lên diện tích 8 ha. Nguyễn Đình Đức chia sẻ: “Ngày đầu khai hoang lập nghiệp mình có ý tưởng nuôi trồng cây, con ngắn ngày để tự túc cuộc song. Mình có kế hoạch cho từng giai đoạn, sau khi ổn định kinh tế, không còn lo đói sẽ chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai nơi đây”.

Ở nơi canh tác không có sẵn nguồn nước, Đức mạnh dạn khoan 3 cái giếng để có nguồn nước tưới cho 18 ha cây trồng. Riêng với 2 ha diện tích đất trồng lúa, tích lũy được chút vốn, anh đã mua máy cày, máy bừa và xuống huyện Đăk Hà học hỏi kinh nghiệm về khai hoang để trồng cà phê, cao su.

Đến nay, 5 ha cà phê đã bắt đầu cho trái và 2 ha cao su sắp đến thời kỳ thu hoạch. Đức còn chuyển đổi 1 ha đất trồng lúa sang trồng ớt. Sau năm đầu tiên cho giá trị kinh tế cao, anh quyết định trồng thêm 1 ha ớt và 5 sào rau màu. Ngoài ra, anh tận dụng cỏ, rau màu và thân cây ngô để làm thức ăn cho 4 con bò sinh sản cùng đàn gà cả trăm con trong trang trại.

Phát triển kinh tế đạt hiệu quả, Đức đã tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với tiền công 180.000 đồng/ngày. Vào mùa, mỗi ngày Đức tại thêm việc làm cho 20-30 lao động địa phương trong vòng 2-3 tháng để thu hoạch với tiền công từ 180.000-200.000 đồng/ngày. Hiện nay, gia đình Đức có thu nhập từ 600-700 triệu đồng/năm.

Năng động trong khai hoang, phát triển kinh tế, Đức còn là Bí thư Chi đoàn gương mẫu trong các hoạt động Đoàn ở địa phương. Chi đoàn thôn 12 do Đức làm Bí thư luôn đứng đầu trong các hoạt động thi đua của tuổi trẻ ở xã và huyện. Đức cũng luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của mình, giúp nhiều thanh niên trong thôn lập nghiệp.

Ông Huỳnh Quốc Thái, Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Re nói: "Nguyễn Đình Đức là một đảng viên trẻ, là một bí thư chi đoàn gương mẫu trong mọi hoạt động đoàn thể của địa phương. Đức còn chia sẻ và giúp đỡ nhiều thanh niên trong thôn, xã phát triển kinh tế".

Hồng Điệp (TTXVN)
Bí thư Đoàn đam mê sáng tạo
Bí thư Đoàn đam mê sáng tạo

Cây sáng kiến”, đó là biệt danh mà mọi người đặt cho kỹ sư Trần Xuân Thành, Bí thư Đoàn thanh niên của Xí nghiệp phân lân nung chảy thuộc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN