Trưởng ban Nhân dân ấp tận tâm giúp dân xóa nghèo

Anh Trần Văn Thanh (ảnh), dân tộc Khmer, sinh năm 1975, được nhân dân ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành (Trà Vinh) tin tưởng bầu chọn làm Trưởng ban Nhân dân ấp 4 nhiệm kỳ liên tiếp.


Anh Thanh cho biết: “Ấp Giồng Lức có gần 60% là đồng bào dân tộc Khmer, phần nhiều là hộ nghèo. Vì vậy, để xóa nghèo, đưa kinh tế - xã hội phát triển thì điều kiện tiên quyết nhất là phải thay đổi được nếp nghĩ, nếp làm của người dân, tuyên truyền cho bà con thấy được lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp”.

Với suy nghĩ này, nên ngay từ năm 2007, khi được bầu làm Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban Nhân dân ấp Giồng Lức, công việc đầu tiên của anh là cùng với các tổ chức đoàn thể, phối hợp với những người có uy tín ở các phum sóc trong ấp, tuyên truyền, vận động những lao động nghèo, cận nghèo học nghề để đi làm công nhân tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Những hộ nghèo, cận nghèo có con em đi làm công nhân còn tham gia dự án chăn nuôi bò, nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định để hộ nghèo tích lũy, cải thiện kinh tế gia đình. Với cách làm này, ấp Giồng Lức đã có gần 200 lao động đi làm công nhân, với mức thu nhập mỗi người từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Dự án chăn nuôi bò từ con số 54 con ban đầu, nay đã nhân rộng ra cả ấp với tổng đàn gần 700 con. Nhờ đó, đã có 141/220 hộ thoát nghèo.

Trưởng ban Nhân dân ấp Trần Văn Thanh còn tiên phong hiến đất và vận động nhân dân cùng hiến đất để xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Hơn 15 kênh nội đồng, dài trên 6 km, được anh và hộ dân trong ấp đóng góp hàng trăm triệu đồng và gần 6.000 m2 đất để cùng Nhà nước nạo vét, đào mới. Anh còn mời kỹ sư Trạm Khuyến nông huyện về chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lúa cho người dân. Nhờ có hệ thống kênh được cải tạo, đào mới, cùng với việc được tập huấn kỹ thuật canh tác, nên cây lúa ở Giồng Lức đã sản xuất được 3 vụ mỗi năm, năng suất lúa từ chưa tới 4 tấn/vụ, đã tăng lên trên 6 tấn/vụ.

Bài và ảnh: Phúc Sơn

Bí thư xã không cam chịu đói nghèo
Bí thư xã không cam chịu đói nghèo

Cha mất sớm, mẹ lấy chồng khác rồi đi làm ăn xa, phải sống nhờ gia đình nhà chú ruột, cuộc sống của Hoàng Văn Dính, năm nay 28 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Lũng Vai, xã Cần Nông, huyện Thông Nông, Cao Bằng vất vả từ nhỏ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN