Làm giàu từ nuôi bò sữa

Thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi bò sữa ở ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, gặp khó khăn bởi không có đầu ra sản phẩm, phải chuyển sang nghề khác, nhưng riêng ông Thi Văn Chói vẫn đứng vững với nghề nuôi bò sữa suốt 25 năm nay.


Trước đây, gia đình ông Chói sống bằng nghề trồng lúa và xen canh trồng hoa màu sau 2 vụ lúa để bán trong dịp Tết Nguyên đán, vất vả mà thu nhập thấp, bởi giá cả tăng giảm thất thường. Sau đó, thấy ở xã, ở huyện có nhiều hộ nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế, năm 1989, ông Chói đến các hộ nuôi bò sữa tìm hiểu, nắm bắt kinh nghiệm nuôi bò sữa, kết hợp với đi dự lớp tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật nuôi bò sữa ở huyện tổ chức, nghiên cứu thêm sách báo. Năm 1990, ông vay vốn ngân hàng, mua 2 con bò sữa về nuôi thử, thấy hiệu quả nên ông tích lũy vốn phát triển đàn bò sữa và chuyển gần 2 ha đất trồng lúa sang trồng cỏ làm thức ăn cho bò.

Hiện nay, ông Thi Văn Chói đã phát triển đàn bò sữa lên 30 con, trong đó, có 22 con đang cho sữa. Ông hợp đồng bán sữa hàng ngày cho Công ty Hà Lan, mỗi ngày 200 - 250 kg sữa với giá từ 14.000 - 14.500 đồng/kg.

Theo ông Chói, nuôi bò sữa kỹ thuật không khó lắm, đòi hỏi người nuôi phải siêng năng, mỗi ngày tắm cho bò ít nhất 3 lần sáng, trưa, chiều và cần làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi vắt lấy sữa vào buổi sáng và buổi chiều. Đặc biệt, chú trọng việc chăm sóc, cho ăn: Ngoài thức ăn chính như cỏ, rơm, dây lạc, cây bắp, hàng ngày vào buổi trưa cho bò uống nước pha với cám xay từ 1 - 2 kg/con để tăng dinh dưỡng. Mỗi ngày vắt lấy sữa từ 10 - 12 kg/con và lấy sữa chỉ kéo dài 9 tháng, nếu kéo dài hơn nữa, sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng bò mẹ, về lâu dài và chất lượng sữa cũng kém đi, giá sữa sẽ thấp.

Nhờ kinh nghiệm chăn nuôi, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm ông Thi Văn Chói thu lãi gần 1 tỷ đồng từ tiền bán sữa và bán bò giống, bò thịt. 7 năm nay, ông liên tục được công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.


Thanh Tuấn
Đầu năm nghe nông dân kể chuyện làm giàu
Đầu năm nghe nông dân kể chuyện làm giàu

Ngày 20/2, tức mồng hai Tết Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp về “xông đất” huyện Krông Năng (Đắk Lắk) - một trong những địa phương có nhiều hộ đồng bào từ nghèo khó đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu, trở thành triệu phú, tỷ phú.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN