Làm giàu nhờ thay đổi tập quán sản xuất

Thay đổi tập quán sản xuất để làm giàu là kinh nghiệm mà ông Đỗ Hiếu Liêm, cư ngụ tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đúc kết trong quá trình hàng chục năm gắn bó với mô hình nuôi cá kết hợp thâm canh vườn trồng cây ăn quả đặc sản: bưởi da xanh, dừa dứa.

Ông Đỗ Hiếu Liêm cho biết, gia đình có gần 2 ha đất canh tác (20.000 m2) trong đó có 4.000 m2 mặt nước ao mương (4 công đất) còn lại đất vườn trồng cây ăn quả. Ông đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả trên khu đất vườn của mình. Để làm được điều đó, ông Liêm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, sưu tầm tài liệu xây dựng mô hình và nắm bắt kịp thời khoa học kỹ thuật qua báo qua nhiều nguồn.

Niềm vui được mùa bưởi của gia đình ông Đỗ Hiếu Liêm.

Trên diện tích ao nuôi 4.000 m2, ông thả 28.000 con cá tai tượng theo mật độ tối ưu 7 con cá/1m2 mặt nước. Ngoài ra, để tận dụng nguồn thức ăn, tiết kiệm chi phí và tăng nguồn sinh lợi, ông Liêm còn nuôi lồng ghép thêm cá sặc rằn theo tỉ lệ cứ 700 con cá tai tượng thả thêm 300 con cá sặc rằn. Bên cạnh đó, chú trọng áp dụng nuôi theo quy trình an toàn sinh học, khẩu phần thức ăn hợp lý, theo dõi sức sinh trưởng của đàn cá trong ao và có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời và chủ động để cá phát triển tốt, chất lượng cá xuất ao đạt yêu cầu và thị trường ưa chuộng.

Theo ông Liêm, nên cho cá tai tượng ăn các loại rau, bèo vào mỗi buổi sáng; chiều cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp. Những ngày trời mưa to không nên cho cá ăn. Ngoài ra, cần thường xuyên quan sát chất lượng nước trong ao mà quyết định thời điểm thích hợp thay nước. Đặc biệt, khi thấy nước ao có màu xanh đậm hoặc có mùi thì thay nước ao ngay để phòng tránh bệnh tật cho cá.

Người dân ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, đầu tư cải tạo, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả thành hồ nuôi cá nước mặn. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Trung bình sau 18 tháng ông Liêm xuất ao, trọng lượng cá trung bình đạt 1 - 1,2 kg/con. Giá thương lái thu mua từ 45.000 - 55.000 đồng/kg. Đối với vườn cây ăn trái, ông Liêm cũng là người đi tiên phong trong xã Phú Kiết cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả đặc sản. Hai giống cây trồng chủ lực mà ông phát triển là dừa dứa và bưởi da xanh. Diện tích phân bố 6.000 m2 dành trồng dừa dứa và 9.000 m2 còn lại trồng bưởi da xanh.

Để mô hình đạt hiệu quả bền vững, ông Đỗ Hiếu Liêm chú trọng áp dụng các kỹ thuật thâm canh khoa học trong đó chú trọng bón phân hữu cơ, phòng trị sâu bệnh xâm hại, xử lý để bưởi ra hoa trái vụ cho thu hoạch thời điểm Tết Nguyên đán hàng năm bán được giá cao. Dưới tán dừa và bưởi, ông tận dụng đất trống trồng thêm các loại rau rau muống, rau lang… là nguồn cung cấp thức ăn bổ sung cho đàn cá tai tượng dưới ao.

Dừa dứa và bưởi da xanh là hai loại nông sản hàng hóa chất lượng tốt được thị trường rất ưa chuộng. Thương lái đến vườn mua giá từ 8.000 - 10.000 đồng/quả, bưởi da xanh giá thu mua trung bình 35.000 - 40.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi cá kết hợp thâm canh vườn dừa dứa và bưởi da xanh, mỗi năm ông Đỗ Hiếu Liêm thu trên 1,4 tỉ đồng trong đó riêng nguồn thu từ cá trên 1,1 tỉ đồng. Trừ các khoản chi phí cần thiết, ông Liêm còn lãi ròng trên 850 triệu đồng/năm trong đó riêng nguồn lợi từ nuôi cá lên đến trên 600 triệu đồng.

Điều đáng quí của ông Liêm thường chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn thành công của mình cho người dân xung quanh. Trong các năm qua, ông Liêm đã trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao kỹ thuật, mô hình làm ăn cho trên 550 lượt nông dân do các cấp, các ngành đưa đến tham quan, học tập, tìm hiểu.

Mỗi năm, ông Đỗ Hiếu Liêm dành trên 50 triệu đồng giúp đỡ các hội viên nông dân trong xã gặp khó khăn cần vốn liếng phát triển kinh tế, giúp con giống cho trên 20 hộ/năm có nhu cầu xây dựng mô hình nhưng khó khăn về con giống… Ngoài ra, qua mô hình của mình ông còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động trong xóm với mức thu nhập 3,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng.

Ông Đỗ Hiếu Liêm là nhân tố tích cực trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương, góp phần giúp Phú Kiết sớm đạt 100% tiêu chí và ra mắt xã nông thôn mới vào giữa tháng 9/2015 vừa qua. Ông Liêm vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của các cấp, các ngành Trung ương và địa phương.

Ông Phạm Ngọc Giác, Chủ tịch UBND xã Phú Kiết đánh giá


Bài và ảnh: Minh Trí
Thay đổi tập quán sản xuất

Từ chỗ sản xuất theo phương thức "chọc lỗ, tra hạt", những hội viên nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số 11 xã của các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ (Nghệ An) đã biết tiếp cận với cách thức sản xuất mới thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN