Chuyện xóa nghèo trên Cao nguyên Đá - Bài 1

Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên Đá, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua điều kiện khắc nghiệt nhất để sinh tồn, vươn lên. Cũng chính từ đó, họ đã tạo ra những nông cụ độc đáo “bắt đá phải nảy mầm”, mà không nơi nào có được.

Vượt qua cung đường ngoằn ngoèo như sợi chỉ vắt qua những sườn núi cheo leo, chúng tôi lên cao nguyên đá Đồng Văn. Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về đời sống của đồng bào Cờ Lao bản địa, anh Dinh Mỹ Thào, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn, tình nguyện đưa chúng tôi vào xã Sính Lủng.

Đồng bào ở Cao Nguyên Đá phải gùi đất bỏ vào những khe đá để gieo trồng.


Từ trung tâm thị trấn Đồng Văn vào xã Sính Lủng chưa đầy 10km nhưng cung đường dường như chỉ có dốc lên, không thấy dốc xuống. Đường nhỏ, lại gấp khúc; bên trái đá lô nhô, bên phải là vực sâu hoắm.

“Trước năm 2007, đường này chỉ là lối mòn nhỏ. Sau được nhà nước đầu tư, nhân dân góp sức mới mở được ra như thế này đấy. Cũng gian nan lắm. Ở đây toàn núi đá, mà là đá cứng. Mở được một km đường núi ở đây vất vả bằng mở hàng chục km ở dưới xuôi”, tiếng anh Thào vọng trong gió chiều lạnh buốt.

Một phần nhờ nỗ lực của bà con, phần quan trọng nữa là nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, trong đó có Đề án Phát triển kinh tế - xã hội 4 dân tộc rất ít người của Chính phủ là Mảng, Cống, Cờ Lao, La Hủ”, Bà Lục Thị Thu Nhâm cho biết thêm.



Hơn 4 giờ chiều, chúng tôi mới vào đến xã Sính Lủng. Trụ sở 2 tầng kiến cố của UBND xã nằm lọt thỏm giữa điệp trùng đá. Tiếng gõ bàn phím lách cách từ các phòng làm việc vọng ra, xua tan sự ảm đảm, tĩnh lặng của miền núi đá.

Bà Lục Thị Thu Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Sính Lủng, cho biết: “Sính Lủng là xã ĐBKK của huyện nghèo Đồng Văn. Đây là nơi đồng bào Cờ Lao sinh sống nhiều nhất của huyện, với 137 hộ, 583 nhân khẩu. Trước đây, đồng bào Cờ Lao ở Sính Lủng nằm trong “tốp” nghèo nhất, không có hộ thuộc diện cận nghèo. Mừng là năm 2014, đã có 29 hộ vươn lên cận nghèo, 16 hộ đã thoát nghèo”.

Chúng tôi đến thăm nhà anh Vần Chứ Pó, dân tộc Cờ Lao, sinh năm 1983, ở thôn Há Cả- thôn có đông đồng bào dân tộc Cờ Lao và cũng là thôn “khá giả” nhất của xã, với 20 hộ cận nghèo. Vợ chồng Pó đã có 2 con (sinh năm 2000 và 2002), lại nuôi thêm cha mẹ già. Nhưng nhờ chăm chỉ, biết tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, nên năm 2014, gia đình Pó đã thoát nghèo.

16 hộ thoát nghèo, chỉ mới chiếm hơn 11% tổng số hộ Cờ Lao ở Sính Lủng, nhưng cũng là điều đáng để mừng, bởi đời sống của đồng bào Cờ Lao ở đây chủ yếu dựa vào 1 vụ ngô trồng xen kẽ đá tai mèo. Để ngô cho hạt, đồng bào đã phải cần mẫn bón từng nắm đất, chắt chiu từng giọt nước.

Nghề đan của đồng bào Cờ Lao ở Sính Lủng tạo thêm thu nhập cho đồng bào.


Vậy nên xóa đói, giảm nghèo ở Sính Lủng như là cuộc “vượt cạn” của cả chính quyền và người dân nơi đây. Một năm có được 16 hộ thoát nghèo là kết quả của một chặng đường rất dài ở Sính Lủng.


Một trong những phương án giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào Cờ Lao ở Sính Lủng trong khi đất đai hạn chế nữa là phát triển làng nghề đan lát cũng giúp giải quyết việc làm cho 35 hộ dân ở thôn Má Chề. Ông Vần Phỏng Sài, chia sẻ: “Tôi thường chặt tre, nứa sau nhà ngồi đan lúc rảnh rỗi. Một tuần làm được 10 sản phẩm các loại như: Nong, nia, mẹt... gom vào đi bán tại chợ Đồng Văn, Lũng Phìn, với giá bán từ 40 - 120.000 đồng/chiếc”.

Có thêm nghề này đồng bào có thêm thu nhập lúc nông nhàn và việc làm cho người già, không còn sức lực để lên nương. Đây cũng là cách để gìn giữ làng nghề không bị mai một. Bên cạnh đó, nhờ có đường giao thông thuận tiện mà các sản phẩm đan lát còn được bán sang Mèo Vạc, Yên Minh do các lái buôn vận chuyển đi. Nghề phụ này đã đem lại thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/năm cho 40 hộ dân Má Chề.


Minh Phúc - Khánh Ly

Bài cuối: “Bắt đá nảy mầm”


Thắp sáng Cao nguyên đá Đồng Văn
Thắp sáng Cao nguyên đá Đồng Văn

Theo ông Hoàng Văn Thiện, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang: Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, cán bộ công nhân viên chức... phấn đấu thực hiện hiệu quả mục tiêu 100% thôn bản và 94,4% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang được sử dụng điện lưới Quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN