Thí sinh không dễ đạt điểm cao môn Lý

Chiều nay, thí sinh kết thúc môn thi vật lý, là môn thứ 2 trong kỳ thi đại học đợt I. Theo đánh giá chung, đề thi môn vật lý khá "hóc" với nhiều câu hỏi lạ và khó, để đạt điểm cao không dễ.


Đề thi môn vật lý năm nay có 50 câu thuộc kiến thức các phần: Dao động cơ, sóng cơ, dòng điện xoay chiều, hạt nhân nguyên tử… Tại điểm thi trường Học viện Bưu chính Viễn thông, các thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng lo lắng. Nhiều em bất ngờ trước sự thay đổi của đề thi, khi đề không chia làm 2 phần bắt buộc, tự chọn như mọi năm, và có nhiều câu khó, lạ.


Thí sinh kết thúc thi môn vật lý chiều nay.


Thí sinh Triệu Việt Dũng (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: “Nhìn chung đề thi nằm trong chương trình học nhưng lạ và khó hơn so với năm ngoái. Nhiều nội dung trong đề, em chưa thấy ra trong các đề thi trước đây. Trong đó, khó nhất là nội dung về sóng và điện. Em làm được 40/50 câu”.


Không tự tin với phần bài thi chiều nay, thí sinh Nguyễn Thị Huyền Diệu (Vĩnh Phúc) cho biết: “Đề thi một nửa nội dung là lý thuyết, còn lại là thực hành. Phần sóng và điện xoay chiều là khó. Em dự đoán được 6 điểm là cao nhất”.


Tại điểm thi trường ĐH Ngoại Thương, thí sinh Nguyễn Thanh Linh (Đông Anh, Hà Nội) cho rằng: “Đề thi năm nay đối với em tương đối dễ, phần khó nhất thuộc về dòng điện xoay chiều chiếm từ 5 - 6 câu. Còn phản ứng hạt nhân thì tương đối dễ”.



Thí sinh Trịnh Thị Hương Giang (trường THPT Trần Hưng Đạo) cho biết: “Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi gồm 50 câu bắt buộc khiến em bất ngờ bởi bản thân em đã quen với việc ôn theo cấu trúc cũ. Điều này có thuận lợi cho những thí sinh nắm chắc kiến thức. Đề thi bao gồm 5 - 6 câu khó thuộc về phần dòng điện xoay chiều”.


Thu Trang

Phát hiện thí sinh đeo đồng hồ lạ
Phát hiện thí sinh đeo đồng hồ lạ

Trong buổi thi toán sáng 4/7, tại Hội đồng thi Học viện Cảnh sát Nhân dân (Hà Nội) đã phát hiện một thí sinh đeo đồng hồ với hình thức lạ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN