Thay đổi nhận thức soạn giáo án, nâng cao năng lực dạy hoc trong năm học mới

Ngày 30/8, tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học mới ở bậc Tiểu học, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với chương trình sách giáo khoa mới, thầy cô cần phải thay đổi nhận thức soạn giáo án, nâng cao năng lực dạy hoc trong năm học mới.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, năm học 2021-2022 là một năm học bất thường khi ngay từ đầu năm học, giáo dục Tiểu học đã phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp sang hình thức dạy học trực tuyến. Để có thể duy trì chất lượng dạy và học, bằng nhiều giải pháp khác nhau, giáo dục Tiểu học Thành phố đã cùng nhau nỗ lực vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ.

Chú thích ảnh
Trường học không bắt học sinh sử dụng nhiều loại vở bài tập

Những khó khăn trong năm học 2021-2022 cũng đồng thời mở ra một cơ hội, thách thức để giáo viên phát huy năng lực cá nhân, tự nâng cao năng lực dạy học. Trải qua năm học 2021-2022, giáo dục Tiểu học Thành phố đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, về công tác chuẩn bị cho năm học 2022-2023, ngành giáo dục Thành phố đã sẵn sàng về nhân sự, cơ sở vật chất và triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, 2 và lớp 3 gặp nhiều khó khăn và thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục gặp khó khăn về cơ sở vật chất cho đến nguồn nhân lực. Theo đó, các trường cần có kế hoạch, chiến lược dài hơi trong 5 năm, cũng như kế hoạch ngắn hạn, dự báo được tình hình nhu cầu giáo viên để chủ động tham mưu phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch bổ sung kịp thời trong các năm học tới.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa cũng tác động rất lớn đến giáo viên, vì đã quen với chương trình dạy học trước đây là sử dụng một bộ sách giáo khoa, việc triển khai xây dựng giáo án bài giảng chỉ phụ thuộc vào sách giáo khoa đó.

“Tuy nhiên, với chương trình mới thì có nhiều rất bộ sách giáo khoa. Thế nhưng, hiện vẫn còn có giáo viên mang tâm lý chờ đợi hướng dẫn xây dựng giáo án từ cơ quan chuyên môn, phụ thuộc vào dữ liệu trong bộ sách giáo khoa. Thày cô cần phải thay đổi nhận thức, bởi sách giáo khoa chỉ là một trong những tư liệu dạy học khi triển khai chương trình mới, kéo theo đó là việc kiểm tra đánh giá cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp, không phải thực hiện giảng dạy như chương trình trước đây”, ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Tại hội nghị, bà Lâm Hồng Lãm Thuý, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát, các trường đã cung ứng đầy đủ sách giáo khoa khối lớp 1, 2 và lớp 3. Đối với việc sử dụng vở bài tập, Sở Giáo dục và Đạo không cấm các trường sử dụng vở bài tập cho học sinh nhưng sử dụng vở bài tập như thế nào cho phù hợp.

“Các giáo viên nên lựa chọn một giải pháp cho học sinh của mình chứ đừng bắt học sinh sử dụng quá nhiều loại vở bài tập, gây tốn kém và lãng phí cho phụ huynh”, bà Lâm Hồng Thúy Lãm yêu cầu.

Song song đó, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc khảo sát giảng dạy chương trình Giáo dục phổ thông mới ở lớp 3 là hoạt động rất quan trọng của ngành giáo dục. Thông qua khảo sát này, ngành giáo dục sẽ đánh giá được sự khác biệt trong việc triển khai giữa chương trình cũ và chương trình mới. Dựa trên cơ sở đó, sẽ phân tích những mặt được và mặt chưa được khi thực hiện chương trình này. Đặc biệt, thông qua kết quả khảo sát sẽ đánh giá được giáo viên tiếp cận và triển khai chương trình mới ở mức độ nào để có những điều chỉnh cũng như bổ trợ cho giáo viên.

Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
12 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2022-2023
12 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2022-2023

Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định chủ đề năm học mới là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN