Tăng cường hợp tác giáo dục đại học Việt-Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sáng 25/6 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, trung tâm thủ đô Paris (Pháp), diễn ra Hội nghị trực tuyến (vidéo-conférence) lần thứ nhất Hội đồng trường (Conseil d’université) - Trường Đại học khoa học và công nghệ Hà Nội (Université des sciences et des technologie de Hanoi-USTH) nối Paris-Hà Nội-Trà Vinh, dưới sự chủ trì của Giáo sư Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, chủ tịch Hội đồng trường USTH.

Quang cảnh hội nghị đầu cầu tại Pháp.


Hội nghị trực tuyến lần thứ nhất Hội đồng trường USTH được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp của đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, do Bộ trưởng, Giáo sư Phạm Vũ Luận dẫn đầu từ ngày 22 đến 27/6.

Tham dự cuộc họp về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng; Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng trưởng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương ; Giáo sư, tiến sỹ Lê Trần Bình, đồng Phó hiệu trưởng USTH. Về phía Pháp, có bà Hélène Conway-Mouret, Bộ trưởng đặc trách người Pháp ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Pháp ; bà Geneviève Fioraso, Bộ trưởng bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu, đồng Phó Chủ tich Hội đồng trường USTH ; ông Pierre Sebban, Hiệu trưởng USTH ; cùng đông đảo lãnh đạo trường USTH và Liên minh đào tạo và nghiên cứu Pháp.

Bà Geneviève Fioraso, Bộ trưởng bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu, đồng Phó Chủ tich Hội đồng trường USTH (áo hồng ngồi giữa) và bà Hélène Conway-Mouret, bộ trưởng đặc trách người Pháp ở nước ngoài- Bộ Ngoại giao Pháp (mặc áo trắng).


Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng trường phía Pháp và Việt Nam sẽ nghe báo các hoạt động về mọi mặt của trường trong ba năm qua về đào tạo, nghiên cứu; thảo luận và phê duyệt định hướng học thuật, chiến lược dài hạn của trường về tài chính cũng như việc tiếp tục xây dựng và củng cố bộ máy quản lý nhà trường, đặc biệt bàn các biện pháp nhằn tăng cường việc điều hành ngày càng hiệu quả.

Các đại biểu cũng đề cặp đến việc triển khai, rà soát các chương trình đào tạo, đẩy mạnh và củng cố công tác nghiên cứu khoa học và các liên kết với giới công nghiệp để USTH thực sự trở thành trung tâm đào tạo các nhà khoa học và công nghệ xuất xắc, góp phần tích cực vào việc phát triển khoa học-công nghệ và nền kinh tế Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.


Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo sư Phạm Vũ Luận, cho rằng đây là cuộc họp “có ý nghĩa rất quan trọng” đối với sự phát triển của USTH, một dự án “tiêu biểu” cho sự hợp tác chặt chẽ trong giáo dục và đào tạo của hai chính phủ hai nước và là một “sự kiện có ý nghĩa” đối với việc kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Pháp. Bộ trưởng đánh giá cao sự hợp tác và liên kết giữa USTH với các trường đại học liên kết thuộc Liên minh đào tạo và nghiên cứu Pháp, đồng thời không quên nhắc đến việc phía Pháp cử hàng trăm các giáo sư, các nhà nghiên cứu có trình độ tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường, cũng như việc tài trợ rất nhiều các trang thiết bị phục vụ các hoạt động này, chẳng hạn như các phòng thí nghiệm thực hành và nghiên cứu.

Được biết trong ba năm qua vượt qua ba khó khăn ban đầu, nhà trường đã sớm đi vào ổn định và hoạt động tốt điều đó chứng tỏ chủ trương thành lập USTH là “hoàn toàn đúng đắn”, với sự giúp đỡ và phối hợp của đội ngũ các cán bộ lãnh đạo, quản lý do phía Pháp cử sang. Chính họ đã và đang có những đóng góp tích cực và quan trọng trong công tác điều hành và triển khai các chương trình, hoạt động một cách có nền nếp và hiệu quả. Năm 2012, trường đã chọn và cử sang Pháp đào tạo hơn 100 nghiên cứu sinh, 18 thạc sỹ khóa I. Hiện nay USTH có khoảng gần 500 sinh viên và học sinh đang theo học tại 3 hệ đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.

Về phần mình, bà Hélène Conway-Mouret, bà tỏ niềm tự hào của Pháp luôn “cùng đồng hành với sự phát triển” của ngành giáo dục và đạo tạo đại học của Việt Nam. Bà đánh giá trường USTH là “thành quả tốt đẹp” của sự hợp tác Pháp-Việt và của sự cam kết liên tục trong 20 năm qua của Pháp luôn cùng đồng hành với sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Bà cho rằng USTH hiện là một “dự án tiêu biểu” về hợp tác đại học và nghiên cứu khoa học Pháp-Việt.

Hợp tác giáo dục đại học của Pháp đã góp phần đáp ứng nhu cầu của rất nhiều thanh niên Việt Nam được tiếp tục đào tạo tại các trường đại học ở nước ngoài cũng như việc nâng cao chất lượng đào tạo tại chỗ ở Việt Nam. Pháp là một trong những nước Châu Âu đầu tiên đón các sinh viên Việt Nam sang học tập và nghiên cứu. Năm 2012 có hơn 6.000 sinh viên học sinh Việt Nam được đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại Pháp. Đến nay, đã có khoảng 3.500 sinh viên Việt Nam được nhận bằng kỹ sư theo chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại các trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, được thiết lập từ năm 2007.

Đặc biệt, bà Geneviève Fioraso, Bộ trưởng bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp, cho rằng mô hình trường USTH được coi là một trong những dự án “đối tác tham vọng và sáng tạo” Pháp-Việt mang tính khác biệt so với các dự án giáo dục khác trong khu vực về đào tạo, nghiên cứu và liên kết với các ngành công nghiệp. Bà cho biết theo thảo thuận hợp tác đạt được ngày 28/12/2012 giữa hai chính phủ, Pháp cam kết trong vòng 10 năm sẽ dành 100 triệu euro cho sự hình thành và phát triển USTH, với mục tiêu sẽ đón 3.000 sinh viên Việt Nam từ nay đến năm 2020 và 6.000 sinh viên đến măn 2026. Đồng thời, Bộ trưởng Geneviève Fioraso bày tỏ sự “ủng hộ hoàn toàn” của mình đối với phương hướng đào tạo và phát triển của USTH và đánh giá USTH là một “hình mẫu độc đáo” phục vụ được cả 3 mục tiêu : phát triển kinh tế, xã hội và con người trên cả ba bình diện “được đào tạo, nghiên cứu và sáng tạo”.

Phó Thủ tướng chính Phủ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đây USTH là “dự án quan trọng - dự án Hải đăng” trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21. Thủ tướng đánh giá cao những kết quả trường đã đạt được trong 3 năm qua trong việc đào tạo  đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, với gần 500 học viên. Phó Thủ tướng cho rằng USTH đã tổ chức tốt việc đào tạo các giáo viên tương lai đạt trình độ tiến sỹ ở Pháp qua chương trình đào tạo 400 tiến sỹ và nhanh hơn và đã thành công trong việc triển khai các phòng thí nghiệm quản lý chung, phục vụ tốt các nghiên cứu trọng điểm.

Tuy mới khai giảng tháng 10/2010, USTH là một trong hai Đại học hoạt động “xuất sắc” nhất của Hà Nội và là hai Đại học quốc tế sử dụng 3 ngôn ngữ trong giảng dạy hàng ngày (Anh, Pháp và Việt). Phó Thủ tướng khẳng định USTH có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam và bày tỏ cam kết sẽ cùng phối hợp với các đối tác là các trường Đại học khác của nước ngoài và trong nước, nhất là của Pháp và Đức, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam.


Tin, ảnh: Lê Hà - Nguyễn Tuyên (Phóng viên TTXVN tại Pháp)

Tăng cường quảng bá học tiếng Pháp

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý (CFVG)" đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN