Lớp học tình thương, nơi 'gieo chữ' cho trẻ em khuyết tật

Nhiều năm qua, cô Lê Thị Hòa, Trường Tiểu học Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) miệt mài gieo chữ, mang đến ánh sáng tri thức và niềm vui cho những trẻ em bị khuyết tật không thể đến trường.

Lớp học "đặc biệt" ấy có tên là "Lớp học tình thương" đi vào hoạt động từ tháng 10/2007, do cô giáo Lê Thị Hòa - giáo viên Trường Tiểu học Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) thành lập. Nhận thấy trên địa bàn còn nhiều em nhỏ có vấn đề về sức khỏe không thể đến trường học như bạn bè cùng trang lứa, cô Hòa đã đề xuất thành lập lớp học tại chùa Hương Lan và được sư thầy Thích Đàm Tiền, trụ trì của chùa ủng hộ, đồng hành.

Để thuận lợi cho việc dạy và học, các lớp học chỉ diễn ra vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, duy trì liên tục từ năm 2007 đến nay.

Chú thích ảnh
Các cô giáo Lớp học tình thương hạnh phúc nhận lẵng hoa của phụ huynh trẻ khuyết tật gửi tặng.

Năm học này, Lớp học tình thương đón 82 học sinh bị nhiều dạng tật, đến từ các địa phương, với độ tuổi khác nhau. Trong đó, các học sinh chưa biết chữ được xếp chung lớp để học kiến thức lớp 1; những học sinh đã biết chữ học chung một lớp, học chương trình từ lớp 2 đến lớp 5.

Các lớp học tình thương được trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy, đồ dùng học tập, nhưng khác biệt ở chỗ, giáo viên vừa đứng lớp, vừa phải dỗ dành, chăm sóc học sinh như chăm trẻ mẫu giáo. 

“Nhà tôi có 2 cháu thì cả hai đều bị chậm nói, không biết chữ, mẹ đã bỏ hai đứa để đi lấy chồng mới rồi. Bố cháu đi làm xa, cũng không biết chữ, hàng tháng chỉ có 5 triệu lương. Nghĩ khổ thân quá, cháu lớn năm nay là lớp 8 rồi mà không viết được hết tên mình, đi chơi là không nhớ được đường về, không nhớ được bố và bà nội là ai. Ở đây, các cháu được học, được ăn, được chơi, các cô rất yêu thương và các cháu luôn mong ngóng được đến lớp”, bà Đ. T. T. (66 tuổi, Chi Lê, Trung Hoà, Chương Mỹ) mắt ngân ngấn nước chia sẻ.

Chú thích ảnh
Em C. T. K., 30 tuổi, xã Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) sau khi học tại đây được hơn 1 năm đã có thể tự viết. 
Chú thích ảnh
Nụ cười hạnh phúc của cô Hòa khi được các con chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11).

Hiện tại, bên cạnh cô Hòa còn có 7 cô giáo tham gia giảng dạy, trong đó 3 cô giáo đã nghỉ hưu. "Với tình thương yêu các cháu khuyết tật, tôi đã tham gia giảng dạy lớp học từ khi chưa nghỉ hưu. Cho đến nay, mỗi cuối tuần tôi vẫn đạp xe đến chùa để giảng dạy cho các cháu", bà giáo Đỗ Thị Nhàn, nghỉ hưu 12 năm qua nhưng hàng tuần vẫn đến lớp, chia sẻ.

Chú thích ảnh
Bà giáo Đỗ Thị Nhàn hướng dẫn cho học trò viết chữ.
Chú thích ảnh
Cô Hòa tận tình, dạy dỗ những trẻ khuyết tật ở lớp học của mình.
Chú thích ảnh
Lớp học tình thương ở của cô Lê Thị Hòa ở chùa Hương Lan.
Chú thích ảnh
Có những học trò đến lớp tuổi đã xấp xỉ 40.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Để dạy được các con biết mặt chữ, biết tính toán và biết những lễ nghĩa thông thường có khi cô Hoà phải mất cả tháng, thậm chí là nhiều tháng.
Chú thích ảnh
Có nhiều gia đình ở cách xa 30 km, khi biết có trường đã đưa con em đến học.
Chú thích ảnh
Hiện nay, cùng cô Hòa còn có 7 cô giáo tham gia giảng dạy.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhiều em đã biết đọc, biết viết, tự tin hòa nhập với mọi người xung quanh.
Chú thích ảnh
Lớp học tình thương tại chùa Hương Lan hoàn toàn miễn phí cho những em khuyết tật.
Chú thích ảnh
Giờ ra chơi của các học sinh lớp học tình thương.
Chú thích ảnh
Giờ ra chơi, cô Trịnh Thị Hà luôn hỏi han chăm sóc các học sinh đặc biệt của mình.
Chú thích ảnh
Trong khi các con học tập, cha mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy con cái được học tập, vui chơi với bạn bè
Lê Phú/Báo Tin Tức
Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2023
Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2023

Chiều 19/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN