Lặng thầm dạy chữ ở vùng biên viễn

Mù Cả thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) là xã biên giới, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn. Đội ngũ thầy, cô giáo vượt qua những gian truân, vất vả, hy sinh niềm hạnh phúc riêng để ngày đêm bám trường, bám lớp, nuôi dạy học sinh.


Nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Lai Châu gần 300 km, dân số xã Mù Cả 100% là người Hà Nhì, kinh tế dựa vào ruộng nương. Từ những năm 2010 trở về trước, nói đến xã Mù Cả, người ta chỉ nghĩ đến viễn cảnh tăm tối, lạc hậu, vô vàn khó khăn, mây mù bao phủ, đường từ sông Đà vào trung tâm xã hơn 20 km phải leo dốc theo đường mòn trâu đi. Cơ sở vật chất hoang sơ, điện, đường, trường, trạm tạm bợ…

Ngày lễ tết, giáo viên vùng cao, biên giới chỉ được nhận những bó hoa rừng của học sinh, song đó lại là niềm hạnh phúc lớn lao.


Ngày 20/11, các em học sinh Hà Nhì tặng thầy cô giáo bằng những lời ca tiếng hát, điệu múa, trong lòng người gieo chữ cũng hân hoan, vui vẻ.


Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng cùng học sinh tập bài múa "Cô giáo về bản" chuẩn bị kỷ niệm 20/11.


Các cô giáo Trường mầm non xã Mùa Cả cũng say sưa tập các tiết mục văn nghệ để kỷ niệm ngày 20/11.


Thầy, cô giáo đến với mảnh đất này, vì yêu trẻ, yêu nghề, nên ở lại gắn bó lâu dài. Tình yêu thương đùm bọc của người dân, đồng nghiệp và các em học sinh, là niềm vui, hạnh phúc và là động lực để các thầy cô giáo có sức mạnh cống hiến cho sự học vùng cao, biên giới.

Thầy cô giáo từ miền xuôi lên, xa gia đình, chồng con nên dồn tình yêu thương cho các em học sinh dân tộc.

Buổi tối, các thầy cô giáo lại lên lớp dạy phụ đạo và hướng dẫn các em ôn tập.


Cơ sở vật chất trường lớp học còn thiếu thốn, nhưng tình yêu thương của thầy, cô trò, đã vượt lên những khó khăn, vất vả.


Mây trời Mù Cả bao phủ, nhưng sự học ở đây đã dần được nâng lên, chất lượng và tỷ lệ chuyên cần dần được đảm bảo tốt.


Chiều về, thầy và trò vui vẻ, luyện tập các trò chơi dân tộc.

Ngày nghỉ, các cô giáo mầm non làm đồ dùng học tập để có đủ các mô hình dạy các em tốt hơn.

Thầy giáo hướng dẫn các em học sinh chăm sóc vườn rau xanh để cải thiện thêm bữa ăn, vừa rèn luyện các em tính tự giác.


Bữa ăn nội trú, các em vui sướng vì ăn ngon hơn ở nhà, đây là động lực để các em đến trường học chữ.



Nhờ sự hy sinh lặng thầm của các thầy, cô giáo, Mù Cả đã dần đổi thay, dân trí được nâng lên rõ rệt. Mù Cả giờ đây không còn mù mịt nữa, sáng lên và không còn xa xôi quá.


Việt Hoàng
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN