Diễn đàn Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Băn khoăn về tính khả thi của chương trình

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với rất nhiều điểm mới. Các chuyên gia giáo dục, đại diện các trường phổ thông đều mong đợi nhiều ở chương trình mới lần này. Nhưng so với thực tế, nhiều người vẫn còn băn khoăn về tính khả thi của chương trình.

Báo Tin Tức ghi nhận ý kiến của các nhà giáo, chuyên giáo dục về những điểm trong dự thảo này.

TS Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng THPT Thực nghiệm Hà Nội đặt ra nhiều băn khoăn với điểm mới trong chương trình. Ảnh: NH


TS Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng THPT Thực nghiệm (Hà Nội):


Nhiều môn học, thiếu giáo viên


Tôi lo ngại về tính khả thi ở một số điểm của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Bởi yêu cầu đặt ra so với thực tế còn nhiều điểm vướng.


Ví dụ, liên quan về tính mở và cách thức được vận dụng chương trình của các cơ sở đào tạo thì liệu rằng các trường có được vận dụng linh hoạt giảm thời lượng môn này, tăng thời lượng môn kia so với phân phối chương trình của Bộ không?


Mặt khác theo chương trình mới, lớp 10 học tới 15 môn, nhiều hơn hiện nay. Ở các lớp 8-9-10 học sinh phải học 5 tiết/tuần, mỗi tuần học 6 ngày đã đủ 30 tiết theo chương trình, như vậy, giờ chào cờ và giờ sinh hoạt lớp hiện nay đưa vào đâu?


Điểm thứ hai là iệc chuẩn bị đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu của chương trình là điều cần bàn đến. Cụ thể, theo chương trình mới thì ở cấp THPT sẽ có thêm môn Mỹ thuật, Âm nhạc với thời lượng 3 tiết tuần mà từ trước tới nay các trường không dạy môn này vậy giáo viên sẽ lấy ở đâu? Không thể cấp tập tuyển một lứa giáo viên tốt nghiệp trường nghệ thuật nào đó mà không có khả năng sư phạm để giảng dạy.


Điểm thứ ba mà tôi băn khoăn là việc cho phép học sinh lựa chọn môn học sẽ gây khó khăn cho các trường trong việc chuẩn bị nhân sự khi chương trình đi vào thực tế.


Bởi vì, mỗi năm học sinh sẽ đăng ký khác nhau. Năm nay học sinh sẽ đăng ký nhiều môn Sử - Địa nhưng năm sau đăng ký nhiều Lý-Hoa-Sinh. Vậy năm trước vừa tuyển thêm giáo viên các môn Sử - Địa, đến năm sau học sinh không đăng ký nữa thì trường sẽ phải xử trí ra sao. Tôi thực sự băn khoăn về tính thực tế của chương trình khi áp dụng.


Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT WellSpring (Hà Nội):


Dạy ngoại ngữ 2 khó khả thi


Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, ngoài những môn học bắt buộc (trong đó có tiếng Anh) thì ngay từ lớp 10, học sinh có thể chọn Ngoại ngữ 2 là môn tự chọn. Thực tế thì các trường THPT chưa đáp ứng được việc giảng dạy nhiều ngoại ngữ. Do nhiều trường chưa có đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học đáp ứng được việc dạy và học ngoại ngữ này.


Hiện nay, một số trường THPT có dạy thêm ngoại ngữ 2, học sinh lựa chọn rất ít. Do đó, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thổng thể mới, các trường phải có sự rà soát, thống kê xem ngoại ngữ 2 nào được học sinh lựa chọn nhiều để sắp xếp giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất tương ứng.


Về việc để học sinh lớp 11 và 12 có thể tự chọn tối thiểu 5 môn học trong các môn đã được đưa ra trong Dự thảo phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường là một cái khó. Bởi trường phải sắp xếp lại giáo viên giảng dạy phù hợp với những môn học lựa chọn trong khi cơ sở vật chất chưa kịp đổi mới.


Lê Vân ghi
 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Cần sự đồng lòng của địa phương
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Cần sự đồng lòng của địa phương

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) công bố trên website của Bộ. Với nhiều điểm mới về nội dung chương trình thì băn khoăn lớn nhất của dư luận hiện nay là đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất có đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới của chương trình này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN