Đề thi Địa lý mang tính thời sự cao


Sáng 3/6, thí sinh cả nước đã hoàn thành môn thi thứ 3: Địa lý, kì thi Tốt nghiệp THPT n
ăm hoc 2011 – 2012. Ghi nhận từ hội đồng thi ở các khu vực như thành phố Đà Nẵng, Sóc Trăng... đều cho thấy đề thi môn Địa lý đảm bảo chính xác, không có sai sót, được bảo mật tuyệt đối và có tính thời sự cao.

Cô Bồ Thị Phương Thu, tổ trưởng tổ Địa lý trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng nhận xét: Đề thi của 2 hệ THPT và GDTX năm nay khá hay và phù hợp với học lực của học sinh. Để đạt được điểm 7, điểm 8 không khó nhưng đạt điểm Giỏi đòi hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội tổng hợp, ví dụ ở câu hỏi “ Việc đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?” – đây là câu hỏi mang tính thời sự rất cao.

Cô Nguyễn Thị Minh Lý, giáo viên giỏi, tổ trưởng tổ Địa lý của trường THPT Văn Ngọc Chính, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng đang coi thi tại Hội đồng thi Trường Mai Thanh Thế, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Đề môn Địa lý năm nay ở hệ THPT không khó, bám sát chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 12, nhưng học sinh đạt điểm cao sẽ không nhiều do đề có 4 câu với 7 câu nhỏ nên học sinh phải vận dụng tới 7 mảng kiến thức khác nhau, trong đó có nhiều câu hỏi đòi hỏi khả năng tư duy. Học sinh làm bài dễ bị mất ý, sót ý. Số học sinh làm bài điểm 8 trở lên sẽ ít. Đề địa lý hệ GDTX năm nay cũng được đổi mới. Câu hỏi chỉ cần thuộc lòng để trả lời thì ít, câu hỏi đòi hỏi có kỹ năng làm bài tập lại nhiều nên học sinh hệ GDTX cũng phải có kiến thực thật sự.

Các thí sinh làm bài thi tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Quý Trung - TTXVN


Em Nguyễn Minh Triết, học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Diệu, thành phố Sóc Trăng cho biết: Em làm bài chắc sẽ đạt điểm 6. Theo em Đề địa lý có phạm vi kiến thức rất rộng, yêu cầu thí sinh phải vận dụng kiến thức về: Đặc điểm khí hậu; dân cư; phát triển du lịch; biển đảo; chăn nuôi gia súc vùng trung du miền núi Bắc bộ; phát triển công nghiệp Đông Nam bộ và ĐBSCL... Tuy nhiên theo em, nếu nắm tốt kiến thức trong Atlat và chương trình học thì đề như vậy là vừa sức với học sinh.


Sau khi kết thúc môn thi, em Triết có tham khảo các bạn bè và đi đến nhận định: Sẽ khó kiếm điểm cao môn Địa lý nhưng dễ kiếm điểm trung bình vì đề có nhiều mảng kiến thức nên các em có sự lựa chọn, có thể làm được 3 đến 4 mảng kiến thức trong số 7 ý của các câu trong đề thi. Do môn thi Địa lý học sinh được sử dụng Atlat nên giảm tải được lượng kiến thức học thuộc lòng.


Em Nguyễn Thị Kim Yến, học sinh trường THPT Phan Châu Trinh thi tại Hội đồng thi trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng cho biết: Đề thi môn Địa lý năm nay chủ yếu nằm trong chương trình ôn tập; với đề thi này nhiều bạn sẽ dễ dàng đạt điểm khá. Tuy nhiên, đề thi hơi dài, thí sinh phải tận dụng tối đa thời gian 90 phút thi may ra mới hoàn thành đầy đủ các phần thi.

Tuy nhiên, đối với những em học lực khá, bộ môn Địa lý thì tỏ tỏ ra khá thoải mái và phấn khởi vì làm được bài. Em Nguyễn Ngọc Hương, học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) hồ hởi: “Em làm bài tốt, các câu trong đề đều sát với chương trình học của bọn em, chỉ cần nắm vững các ý là sẽ triển khai làm bài tốt. Em tự tin tự chấm điểm cho mình đạt 8 hoặc 9 điểm.”

Chiều nay, thí sinh sẽ tiếp tục bước vào môn thi thứ tư - môn Lịch Sử.

TTXVN/ Tin Tức

 

 Về làng có duy nhất một học sinh thi tốt nghiệp THPT 2012
Về làng có duy nhất một học sinh thi tốt nghiệp THPT 2012

Cả làng chài thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) mấy chục năm lênh đênh sông nước, nay họ lại mừng vui vì sau bao nhiêu năm nay mới có một học sinh học đến cấp THPT và thi tốt nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN