09:17 23/09/2014

Fast IT- xu hướng thúc đẩy đổi mới trong kỷ nguyên IoE

Ngày 23/9, tại Hà Nội, Cisco đã tổ chức Hội thảo "Cisco Connect 2014". Tại Hội thảo, các khách hàng và đối tác của Cisco đã có cơ hội tìm hiểu về khái niệm Fast IT và được cập nhật những xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông.

Ngày 23/9, tại Hà Nội, Cisco đã tổ chức Hội thảo "Cisco Connect 2014". Tại hội thảo, các khách hàng và đối tác của Cisco đã có cơ hội tìm hiểu về khái niệm Fast IT và được cập nhật những xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông.

Toàn cảnh hội thảo.


Bên cạnh đó, các khách tham dự cũng được tìm hiểu cách thức Cisco tạo ra một hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng nhanh, có khả năng thích ứng linh hoạt, cho phép hoạt động theo các xu hướng mới như điện toán đám mây, công nghệ di động và xã hội, mạng hoạt động dựa trên phần mềm, phân tích dữ liệu lớn trong mạng lưới và trung tâm dữ liệu cùng những xu hướng mới nhất về bảo mật; đồng thời tìm hiểu về cách thức Cisco có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành quả và bắt kịp thời đại Internet của vạn vật về mặt công nghệ và kỹ năng.

Theo đại diện Cischo, Internet của vạn vật (IoE) mang lại một cơ hội chưa từng có và là một xu thế tất yếu cho quá trình đổi mới. Cisco ước đoán IoE sẽ mang lại các giá trị tương đương 19.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.

Sự chuyển đổi thị trường mạnh mẽ ở khắp tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm sự đổi mới mang tính đột phá và tăng cường năng lực cạnh tranh là kết quả của sự thay đổi nhanh chóng của Internet. Internet của vạn vật (IoE) trong đó các kết nối được tạo ra giữa con người, quy trình, dữ liệu và mọi vật tạo ra những thách thức to lớn nhưng đồng thời cũng mang lại những cơ hội kinh tế chưa từng có. Trong môi trường chuyển đổi này, CNTT cần có khả năng giúp doanh nghiệp tạo ra những đổi mới mang tính đột phá và đạt được những thành tựu kinh doanh bền vững thông qua một mô hình CNTT đơn giản, thông minh, và an toàn: Fast IT – cho phép các tổ chức CNTT vượt qua những thách thức đổi mới và giúp các nhà lãnh đạo CNTT định hướng chuyển đổi kinh doanh.


Cisco đã khảo sát hơn 1.400 nhà lãnh đạo CNTT trên toàn cầu từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau về cách thức mô hình Fast IT sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của tổ chức và cho phép họ tạo ra những bước cải tiến nhanh hơn. Những gì họ khám phá ra là một mô hình CNTT đơn giản,thông minh và an toàn, đáp ứng sự đổi mới và là tương lai của ngành CNTT. Cụ thể, 90% các chuyên gia CNTT đồng tình với nhận định rằng các tổ chức CNTT đang dần trở thành một mô hình “dịch vụ đồng bộ hóa” đem lại các kết quả kinh doanh chiến lược.


Theo họ, Fast IT giúp giảm độ phức tạp mà không làm mất khả năng đáp ứng nhanh chóng và bảo mật. Mô hình này giúp giải quyết những quan ngại của nhà lãnh đạo CNTT: 89% những người được phỏng vấn cho rằng vấn đề làm họ đau đầu nhất khi phải đối mặt với CNTT đó là sự phức tạp; 46% chi phí CNTT phát sinh bên ngoài tổ chức CNTT, tạo thêm một cấp độ phức tạp cao hơn.


Ông Phan Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.


Bên cạnh đó, mô hình Fast IT cho phép các phòng ban CNTT tập trung vào việc cải tiến, chuyển nguồn lực từ việc “đảm bảo vận hành thường trực” sang vai trò sắp xếp tạo ra những kết quả mang tính chiến lược hơn cho các doanh nghiệp. Điều này có khả năng được thực hiện nhờ vào một hạ tầng CNTT thông minh với năng lực đáp ứng nhanh hơn với những yêu cầu thay đổi: Hơn 90% những người được hỏi nhất trí rằng một mô hình “đáp ứng nhanh” là tương lai của ngành CNTT; 83% phản hồi kỳ vọng được chứng kiến một sự tiến bộ vượt bậc trong các yêu cầu của nền cơ sở hạ tầng CNTT “đáp ứng nhanh” (bao gồm khả năng lập trình, tự động hóa và đồng bộ hóa) trong hai năm tới; và cũng không có gì ngạc nhiên khi 94% người được phỏng vấn cho rằng những khả năng mà Fast IT mang lại giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển của tổ chức của họ trong tương lai.


Đặc biệt, Fast IT giúp các tổ chức tăng cường khả năng đối phó với những mối đe dọa thường trực: Những người trả lời dự đoán mức độ đe đọa đối với bảo mật hệ thống của doanh nghiệp sẽ tăng lên 75% trong hai năm tới; gần một nửa số người được hỏi cho rằng những cuộc tấn công CNTT ngày càng trở nên tinh vi hơn, trong đó 42% chỉ rõ các cuộc tấn công sẽ lấy cắp được toàn bộ dữ liệu của hệ thống và 40% cho biết lĩnh vực CNTT tiêu dùng hay xu hướng sử dụng thiết bị cá nhân (BYOD) tiềm ẩn những nguy cơ lớn nhất; 97% các nhà lãnh đạo CNTT nhận định mạng lưới, và khả năng kiểm soát những cuộc tấn công trước khi nó gây ra thiệt hại, đóng vai trò tối quan trọng trong việc đối phó mối đe dọa luôn rình rập.


 “Sự dịch chuyển công nghệ, bao gồm xã hội (social), điện toán đám mây, di động (mobility), dữ liệu lớn/phân tích (big data/analytics) cùng trào lưu Internet của Vạn vật hay những mối đe dọa bảo mật không chỉ tạo ra những thách thức về mặt kỹ thuật đối với hoạt động CNTT mà còn thách thức vai trò của CNTT trong doanh nghiệp. Các nhà phân tích và Giám đốc CNTT đều cho rằng có thể dự đoán được vai trò của CNTT sẽ mang tính chất “đồng bộ hóa” hay “môi giới” nhiều hơn, chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ và bảo mật, đồng thời xác định những dữ liệu nào cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Bộ phận CNTT cũng sẽ xác định các dịch vụ có thể được sử dụng về phương diện thương mại. Điều này đồng nghĩa với một sự phát triển vượt bậc về kỹ năng và tổ chức trong bộ phận CNTT. Đồng thời, điều này cũng cho thấy cơ hội và thách thức trong việc thấu hiểu và đáp ứng những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp đang chờ đón chúng ta ở phía trước”, ông Phan Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.

A.M