“Trong cái chung phải tìm ra sự riêng biệt”

Theo ông Phạm Trung Lương (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, từng là trưởng nhóm nghiên cứu Đề án phát triển du lịch ĐBSCL thuộc tiểu vùng Mêkông từ năm 2006, dù đã đưa ra những giải pháp, khuyến cáo, định hướng phát triển du lịch ĐBSCL, nhưng việc triển khai chưa nhiều.

´Đề án phát triển du lịch ĐBSCL được thông qua cách đây vài năm nhưng vẫn còn sự trùng lặp về sản phẩm. Ông có thể chỉ ra đâu là nguyên nhân?

Chúng ta đã có Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch sông nước, điều này phù hợp quy hoạch tiểu vùng sông Mêkông mở rộng do ADB tài trợ, gồm 6 nước dọc theo dòng sông này. Riêng vùng ĐBSCL được gọi là “Thế giới sông nước”, cho thấy quốc tế đánh giá cao đặc thù này. Sản phẩm du lịch sông nước có nhiều như du lịch dọc sông, du lịch miệt vườn, làng nổi... kể cả du lịch vườn quốc gia như rừng tràm (hệ sinh thái)....

Điểm yếu của du lịch ĐBSCL chính là tính trùng lặp trong sản phẩm cụ thể ở từng địa phương. Cho nên, dù là tập trung cho du lịch sông nước, nhưng mỗi khu vực ĐBSCL nên dựa trên hệ sinh thái để phát triển sản phẩm phù hợp. Hiệp hội du lịch ĐBSCL và các tỉnh phải ngồi lại với nhau để xác định sản phẩm nào là riêng biệt và tập trung cho sản phẩm du lịch đó. Phải tìm sự khác biệt trong sản phẩm chung để tránh trùng lặp. Nếu không làm được điều này thì “tỉnh nọ sẽ dìm tỉnh kia”.

´Theo ông, đâu là thị trường mục tiêu của ĐBSCL?

Qua phân tích nghiên cứu thị trường khách đến ĐBSCL, thì chủ yếu là khách Tây Âu. Họ rất thích thú với đặc điểm hệ sinh thái điển hình nơi đây, cũng như nét văn hóa cộng đồng, điều kiện thiên nhiên đó.

Với khách nội địa thì người dân sống ở đô thị quan tâm sản phẩm này nhiều hơn.

´Tuy nhiên các du khách Tây Âu và cả du khách ngoài Bắc phàn nàn có rất ít thông tin chi tiết sản phẩm vùng ĐBSCL, thưa ông?

Về quảng bá du lịch nói chung thì chưa chuyên nghiệp, và vùng ĐBSCL thì càng chưa chuyên nghiệp hơn. Chúng ta vẫn quảng bá theo tư duy ở tầm vĩ mô, giới thiệu du lịch dạng tiềm năng; trong khi khách phương Tây quan tâm đến sản phẩm cụ thể như ăn ở đâu, nghỉ ở đâu, đi bằng phương tiện gì, giá cả thế nào, rất chi tiết. Họ quan tâm nhiều đến sản phẩm chứ không quan tâm đến tiềm năng.

Xin cảm ơn ông!

ĐBSCL: Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng để hấp dẫn hơn
ĐBSCL: Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng để hấp dẫn hơn

Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet vừa bình chọn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là một trong 10 điểm đến giá trị nhất trong năm 2012 (Top 10 best value destinations for 2012) và đưa ra lời khuyên du khách hãy tự mình khám phá vùng đất này bởi những trải nghiệm thú vị và bổ ích.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN