04:08 03/04/2011

Đổi thay Côn Đảo

Sau 45 phút rời sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay 8501K của Hãng Hàng không Vietnam Airlines đã đáp xuống sân bay Cỏ Ống, đưa chúng tôi đến với Côn Đảo - hòn đảo ngọc của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đến với đảo ngọc

Sau 45 phút rời sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay 8501K của Hãng Hàng không Vietnam Airlines đã đáp xuống sân bay Cỏ Ống, đưa chúng tôi đến với Côn Đảo - hòn đảo ngọc của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Kim Phương-TTXVN


Côn Đảo không có phương tiện giao thông công cộng. Khách đến đây theo đoàn thì có xe đưa rước từ sân bay hoặc bến tàu về khu trung tâm. Ngoài ra, phương tiện đi lại phổ biến là xe ôm. Khách có thể thuê một bác xe ôm với giá 300.000 đồng/ngày để đi mọi nơi. Muốn tự do khám phá thì có thể mướn 1 xe gắn máy với giá từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/ngày (xe số hay tay ga). Rẻ hơn là xe đạp, với giá 30.000 đồng/ngày. Muốn du ngoạn, khám phá các hòn đảo xung quanh, khách có thể thuê ghe thuyền hoặc ca nô để đi. Từ đảo lớn Côn Sơn đến đảo xa nhất là Hòn Cau chừng 20km, một chiếc thuyền chở 20 người, sáng đi chiều về có giá 5 triệu đồng. Khách cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo; một số đảo có phòng nghỉ dã ngoại hoặc lều, võng phục vụ .

Nhìn chung, ngoài những khu resort, khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ khách du lịch, đời sống nhân dân trong các khu dân cư Côn Đảo còn đơn sơ, trầm lắng. Đường sá thưa thớt người đi lại, ngoại trừ những lúc trời giông bão, biển động mạnh, ghe thuyền vào trú ẩn, hàng ngàn thủy thủ lên bờ thì đảo mới rộn ràng lên. Toàn đảo chỉ có một khu chợ tập trung, vài ba nhà hàng hải sản, dăm bảy quán ăn bình dân và quán cà phê; khoảng hơn chục tiệm bán hàng tạp hóa, đồ lưu niệm, cắt tóc… Giá cả sinh hoạt ở đây hầu như mọi thứ đều đắt đỏ hơn đất liền rất nhiều. Giá phòng nghỉ 1 ngày - đêm ở khách sạn mini trung bình từ 500.000- 800.000 đồng cho 2 người; nhà nghỉ “bèo” lắm cũng phải 300.000 đồng. Một đĩa cơm bụi 30.000 đồng; ly cà phê đá vỉa hè giá 15.000 đồng; nồi lẩu dê hoặc hải sản nhậu bình dân rẻ lắm cũng phải 200.000 đồng…

Tiềm năng Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo, gồm 16 đảo lớn nhỏ, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km, Vũng Tàu 185km, Cần Thơ (cửa sông Hậu Giang) 83km. Côn Đảo có tổng diện tích tự nhiên (phần đất liền) là 76km2 , nhưng chỉ đảo lớn Côn Sơn (52km2) là có dân ở.

Hùng vĩ giữa biển khơi, khí hậu quanh năm ôn hòa, với nhiều tài nguyên biển, rừng phong phú, đa dạng... nhưng từ thời Pháp thuộc cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Côn Đảo chỉ được biết đến như là một hệ thống nhà tù khét tiếng, là nơi giam cầm hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những tù hình sự phạm tội nguy hiểm nhất. 36 năm trở về trước, đảo chỉ có trại lính, tháp canh và nhà tù, chưa có dân sinh sống. Cho đến nhiều năm sau giải phóng, Côn Đảo cũng vẫn còn đậm nét hoang sơ, với số dân chưa đến 1.000 người, sống nghề chài lưới, nương rẫy.

Ông Trương Hoàng Phục, Bí thư Huyện ủy Côn Đảo cho biết, tiềm năng đảo mới được đánh thức trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ khi Đề án phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2005, với mục tiêu: Xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao, gắn với bảo tồn, tôn tạo di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam; bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế của cả vùng phía Nam Tổ quốc… Qua đó Côn Đảo được hưởng một số cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi của Chính phủ về nguồn vốn đầu tư, và có những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác.

Tiềm năng bắt đầu được khơi dậy, Côn Đảo đang từng ngày “đổi thịt thay da”, kinh tế địa bàn không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm… và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã tìm đến.

Đến nay Côn Đảo đã có 12 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 52 triệu USD; trong đó có 2 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 3 dự án đang triển khai và 2 dự án đã được cấp phép. Đầu tư trong nước có 9 dự án, tổng vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng, vốn thực hiện 170 tỷ đồng; trong đó 3 dự án đã đi vào hoạt động, 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương và 3 dự án đang tiến hành thủ tục...

Sân bay Côn Đảo đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng đường băng đưa vào khai thác các loại máy bay có sức chở đến 90 hành khách/chuyến, với 2 chuyến bay mỗi ngày giữa Côn Đảo – Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Từ ngày 27/3/2011, máy bay sẽ được tăng lên 4 chuyến/ngày. Về vận tải biển, Côn Đảo có 2 tàu khách, sức chở 390 hành khách và 134 tấn hàng hóa, mỗi ngày một chuyến đi về giữa Côn Đảo và thành phố Vũng Tàu.

Phát huy thế mạnh

Côn Đảo hiện nay chỉ có chính quyền một cấp, dưới cấp huyện không có cấp xã mà chỉ có 9 khu dân cư với tổng số dân hơn 6.000 người. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định chuyển dịch cơ cầu kinh tế huyện theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- du lịch - công nghiệp, giảm tỷ trọng nông-ngư nghiệp. Huyện tập trung thúc đẩy chuyển mạnh vốn đã đăng ký các dự án đầu tư sang vốn thực hiện; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư các khu du lịch chất lượng cao; đồng thời chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất xám, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến đảo phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để đạt mục tiêu đề ra, trước mắt huyện tập trung phát triển nhanh một số ngành dịch vụ có lợi thế so sánh và là thế mạnh của đảo, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá thiên nhiên… Đẩy mạnh các chương trình quảng bá tiềm năng, cùng những đặc thù địa lý hoang sơ quyến rũ của đảo để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Lãnh đạo huyện khẳng định, trong giai đoạn 2011-2015, Côn Đảo phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 17,65%; riêng du lịch tăng bình quân hàng năm 28,72%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người ở Côn Đảo đạt 2.800 USD và tổng doanh thu du lịch trong 5 năm đạt 608 tỷ đồng.

Xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao trên cơ sở phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên. Mục tiêu phấn đấu của Côn Đảo trong vòng 5 năm tới sẽ thu hút đầu tư vào du lịch từ 5-7 dự án nước ngoài, với tổng mức đầu tư từ 200-400 triệu USD và 5-7 dự án trong nước quy mô lớn, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Thu hút khách du lịch đến Côn Đảo năm 2015 đạt khoảng 100.000 lượt người, trong đó du khách nước ngoài chiếm hơn 20%.

Phát huy thế mạnh

Côn Đảo hiện nay chỉ có chính quyền một cấp, dưới cấp huyện không có cấp xã mà chỉ có 9 khu dân cư với tổng số dân hơn 6.000 người. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định chuyển dịch cơ cầu kinh tế huyện theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- du lịch - công nghiệp, giảm tỷ trọng nông-ngư nghiệp. Huyện tập trung thúc đẩy chuyển mạnh vốn đã đăng ký các dự án đầu tư sang vốn thực hiện; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư các khu du lịch chất lượng cao; đồng thời chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất xám, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến đảo phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để đạt mục tiêu đề ra, trước mắt huyện tập trung phát triển nhanh một số ngành dịch vụ có lợi thế so sánh và là thế mạnh của đảo, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá thiên nhiên… Đẩy mạnh các chương trình quảng bá tiềm năng, cùng những đặc thù địa lý hoang sơ quyến rũ của đảo để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Lãnh đạo huyện khẳng định, trong giai đoạn 2011-2015, Côn Đảo phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 17,65%; riêng du lịch tăng bình quân hàng năm 28,72%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người ở Côn Đảo đạt 2.800 USD và tổng doanh thu du lịch trong 5 năm đạt 608 tỷ đồng.

Xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao trên cơ sở phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên. Mục tiêu phấn đấu của Côn Đảo trong vòng 5 năm tới sẽ thu hút đầu tư vào du lịch từ 5-7 dự án nước ngoài, với tổng mức đầu tư từ 200-400 triệu USD và 5-7 dự án trong nước quy mô lớn, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Thu hút khách du lịch đến Côn Đảo năm 2015 đạt khoảng 100.000 lượt người, trong đó du khách nước ngoài chiếm hơn 20%.

Lê Bá Lư