Nga chế tạo chỉ tự tiêu 'thông minh' trong phẫu thuật

Một nhóm nhà khoa học Nga vừa công bố đã chế tạo ra loại chỉ tự tiêu mới, dùng khâu vết thương cho các bệnh nhân sau phẫu thuật ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau.


"Chỉ thông minh" do các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia (TGU) ở thành phố Tomsk (Siberi, Nga) chế tạo. Loại chỉ tự tiêu mới này rất mịn, mềm mại và đàn hồi hơn nhiều so với các vật liệu thuộc thế hệ trước. Loại chỉ mới với khả năng tự hủy theo thời hạn khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của y học, không hề gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm nhờ tác dụng khử trùng của lớp phủ kháng khuẩn đặc biệt trên sợi chỉ. Những ưu điểm này đã góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Giáo sư Ivan Ivonin, Phó Hiệu trưởng phụ trách về khoa học tại Đại học TGU, cho biết các nguyên liệu chính tạo ra chỉ tự tiêu thông minh nói trên gồm axit oxalic, glyoxal.... Trong đó, các chuyên gia gọi "glyoxal" là "vàng không màu" hay "hóa chất chiến lược" vì khả năng ưu việt của loại chất liệu này. Các nhà khoa học cho biết trên cơ sở glyoxal có thể sản xuất nhiều vật liệu khác nhau, từ hồ dán thông thường, thuốc và chất xử lý dầu thô, khí đốt, cho tới các nguyên liệu dùng trong công nghiệp quốc phòng. Hiện trên thế giới chỉ có một số nước, trong đó có Nga, nắm rõ công nghệ sản xuất glyoxal.

Ông Ivonin nhấn mạnh phát minh mới của nhóm nghiên cứu đã giúp loại bỏ mọi khiếm khuyết mà các loại chỉ tự tiêu lâu nay mắc phải, theo đó tạo ra loại chỉ mới sở hữu các đặc tính giúp vết thương sớm phục hồi. Loại chỉ mới này đảm bảo hiệu quả trong các ca phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thẫm mỹ nói riêng.


TTXVN/Tin tức

Công nghệ mới trong phẫu thuật tật khúc xạ

Theo kết quả khảo sát của ngành nhãn khoa, tính chung cả nước, tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ vào khoảng 25-30%, tức là cứ 3- 4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN