Sự tiếp nối sân khấu trong Ngày sân khấu thế giới 2013

Chào mừng Ngày sân khấu thế giới 2013, Trung tâm ITI Việt Nam (Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam), sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày sân khấu thế giới vào 20 giờ tối 27/3, tại Rạp xiếc Trung ương (Hà Nội). Lễ kỷ niệm sẽ có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng, trong một chương trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều tiểu phẩm, trích đoạn sân khấu truyền thống đặc sắc: Hề chèo, tuồng, xiếc, múa rối… thể, các nghệ sĩ thuộc Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ biểu diễn trích đoạn vở xiếc “Làng tôi”, Paitin, đế kiếm, xiếc chó, nhào lưới, ảo thuật…

 

Tiểu phẩm “Làng tôi”.

Nhà hát múa rối Việt Nam biểu diễn tiết mục “Ngẫu hứng khúc Dương xuân”; Nhà hát múa rối Thăng Long diễn tiết mục “Hương sắc Việt Nam”; Nhà hát Chèo Việt Nam diễn vở “Phù thủy sợ ma”; Nhà hát Tuồng Việt Nam diễn trích đoạn “Ông già cõng vợ đi hội”… Dự kiến, sẽ có hàng trăm diễn viên của các nhà hát ở thủ đô tham dự chương trình.


Đã thành thông lệ, Ngày sân khấu thế giới sẽ diễn ra vào ngày 27/3/2013. Năm nay, Hiệp hội Sân khấu quốc tế (ITI) đã mời nhà hoạt động sân khấu, nhà viết kịch nổi tiếng người Italia, người đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1997, Dario Fo, viết thông điệp riêng cho Ngày sân khấu, với mục tiêu làm cho nó mang tính toàn cầu và nổi bật hơn.


Và thông điệp của Dario Fo là: “Trong sự đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến sự tài trợ cho văn hóa nghệ thuật trên quy mô toàn cầu, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tiếp nối Sân khấu trong bối cảnh hôm nay, và đó cũng là sự cống hiến quan trọng cho xã hội nói chung”.


Dario Fo sinh ngày 24/3/1926, là một nhà văn châm biếm Italia, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu, diễn viên, nhà soạn nhạc... Các tác phẩm sân khấu của ông sử dụng phương pháp nghệ thuật hài kịch ứng tác cổ điển của Ý - một phong cách sân khấu phổ biến trong tầng lớp lao động. Fo đã viết khoảng 70 vở kịch. như “Cái chết tình cờ của một kẻ vô chính phủ” (1974); “Bạn không phải trả, Bạn không phải trả tiền” (1974)... Trong số những vở kịch của ông, đặc biệt có vở “Hài kịch bí ẩn” đã được dịch ra 30 ngôn ngữ khác nhau và khi lưu diễn nước ngoài, kịch bản thường được chỉnh sửa để phản ánh các vấn đề chính trị địa phương và vấn đề khác. Được biết, Fo rất khuyến khích các đạo diễn và nhà phiên dịch chỉnh sửa các vở kịch của ông như những gì họ cho là phù hợp, như ông đã tìm thấy điều này phù hợp với hài kịch ứng tác truyền thống của tính ngẫu hứng trên sân khấu.

 

A.M

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN