Hội thảo về “Danh nhân Tuồng Tống Phước Phổ”

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của danh nhân Tống Phước Phổ, ngày 25/1, tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng), đã diễn ra Hội thảo về “Danh nhân Tuồng Tống Phước Phổ”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn” cho danh nhân Tuồng Tống Phước Phổ.


Tại hội thảo, các đại biểu được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Tống Phước Phổ; tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong các vở tuồng do ông biên soạn...


Danh nhân Tống Phước Phổ sinh ra tại làng An Quán, Phủ Điện Bàn (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Khi còn ở tuổi thanh niên, Tống Phước Phổ là thư ký riêng của nhà hoạt động sân khấu Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - nhà hoạt động sân khấu Tuồng. Tống Phước Phổ là tác giả chuyên nghiệp đầu tiên của sân khấu tuồng cách mạng, góp phần quan trọng trong việc phục hồi nghệ thuật tuồng ở Liên khu V. Ông cũng là một trong những soạn giả có nhiều sáng tác văn học tuồng nhất từ trước tới nay với 100 kịch bản thuộc nhiều thể loại như: “Lâm Sanh - Xuân Hương”, “Ngọn cờ Lam Sơn”, “Tây Sơn tụ nghĩa”, “Chung sức diệt thù”... Với những đóng góp giá trị cho nghệ thuật tuồng truyền thống, ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

 

Khánh Hương

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN