Hài Tết- đến hẹn lại... đầy sạn

Các sản phẩm hài Tết đã gặt xong mùa. Tạo được những tiếng cười cho khán giả đấy nhưng đằng sau nó còn lắm điều đáng bàn…

Thị trường đĩa hài Tết cho phép khán giả tha hồ chọn. “Kiếp lông bông” danh hài Chiến Thắng viết kịch bản, lấy chủ đề về những người nông dân và những biến đổi của đời sống nông thôn vốn là đề tài quen thuộc từ nhiều năm nay. “Điệp viên hài du ký” là tiểu phẩm có sự góp mặt của các thí sinh vua hài đất Việt cùng với NSƯT Chí Trung. "Tết Văn Lang cả làng nói phét" và “Xuân Hinh kén chồng”. "Tết Văn Lang cả làng nói phét" chọn cảm hứng Tết xưa với Giang “còi”. Trong “Phú ông hà tiện”, nghệ sĩ Văn Hiệp và nghệ sĩ Quốc Anh hóa thân trên cảm hứng dân gian về những tay hà tiện. “Xuân Hinh kén chồng” vẫn hút khách cho dù “thiếu nữ” Xuân Hinh đã ngoài 50.

“Ra quân” với đủ gương mặt sáng giá, bán chạy nhưng các đĩa hài vẫn “lổn nhổn sạn”. Dựa trên tích truyện dân gian “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”, “Thị Hến kén chồng” tái hiện lại khung cảnh của làng quê Việt Nam xưa với phiên chợ quê, cây đa, bến nước. Tuy nhiên, tác phẩm lại khiến cho người xem có cái nhìn ‘“lệch” về nếp xưa làng Việt. Nền nếp ấy trong đĩa đã thành những bà vợ cả ngày ngồi góc chợ ăn quà vặt và buôn dưa lê, những ông chồng- là những người có chức sắc trong làng, sợ vợ mà vẫn mải mê đi tìm “của lạ”, bỏ bê công việc chung. Những lời nói quá nanh nọc, phản cảm khiến nông thôn thực sự bị méo mó.

Với “Bắt đền đại gia” của đạo diễn Doãn Hoàng Giang, NSƯT Xuân Hinh vào vai một cô gái kiều diễm trong một gia đình có hai mẹ con. Mở đầu tiểu phẩm là đoạn đối thoại của “hai mẹ con Xuân Hinh” với những câu đối đáp khiến không ít người xem phải nhíu mày. Khi diễn viên Xuân Hinh xuất hiện với vai diễn cô con gái lười nhác đeo tai nghe từ trên nhà đi xuống, bà mẹ gọi mà cô không nghe thấy nên dứt tai nghe ra. Cô con gái lập tức hỏi: “Con nào dứt tai phôn của em đấy” – “Con mẹ mày đấy”. Khi người mẹ hỏi: “Sao tao gọi mày 100 câu mà mày không thưa nổi con mẹ mày lấy một câu thế” thì cô con gái ngang nhiên trả lời: “Người ta đã bảo người ta là Xuân Hinh mà cứ gọi người ta là con Hinh thì bố ai biết gọi ai là ai”. Dù “Xuân Hinh kén chồng” là tiểu phẩm mang đậm chất châm biếm nhưng với những đoạn đối thoại trên khiến nhiều người cho rằng chưa hợp với truyền thống của người Việt.

Một cảnh quay trong đĩa hài của Vượng “râu”.

Một đặc điểm chung là hầu hết các đĩa hài xuân đều đang được “thương mại hóa” với quá nhiều quảng cáo. Tiêu biểu như trong “Tết Văn Lang cả làng nói phét” có thời lượng là hơn 1 giờ thì đã có đến 16 phút quảng cáo và giới thiệu chiếm đến 25% thời gian chương trình. Các đĩa hài khác thì tình trạng cũng không sáng sủa hơn là mấy khiến người xem bị “bội thực” quảng cáo.

Ở “Xuân Hinh kén chồng”, khi mở đĩa thì ngay lập tức “đập” vào mắt khán giả hơn 10 phút vừa quảng cáo vừa giới thiệu chương trình. Trong suốt chương trình, cứ vài phút lại một quảng cáo thay nhau chạy nhấp nháy ở chân màn hình. Hai lôgo của nhà tài trợ và đơn vị sản xuất được “đóng dấu” phía bên trên màn hình từ đầu đến cuối tiểu phẩm khiến người xem khá “tức mắt”. Còn trong “Kiếp lông bông” thì quảng cáo cũng đan xen từ đầu chương trình, đến cuối, nhà sản xuất dành hẳn 5 phút cho quảng cáo để kết thúc chương trình. Chưa kể đến nội dung các quảng cáo còn khiến người xem tức mắt, tức tai.

“Và điều quan trọng, những lỗi như trên không phải lần đầu xuất hiện trong các đĩa hài Tết”, một nhà phê bình sân khấu nhận định.

Thu Trang

Nghệ thuật hài cần tiếng cười sạch
Nghệ thuật hài cần tiếng cười sạch

Khi chương trình Đời cười đầu tiên gồm nhiều tiểu phẩm hài ra mắt hơn chục năm về trước, nó đã hâm nóng tình yêu sân khấu chừng như đóng băng của công chúng... Nhưng giờ đây, hài đang “đuối”. Nó có nhưng nhạt, và thậm chí còn quá lố, quá tự nhiên chủ nghĩa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN