Vững bước phát triển hậu cổ phần hóa

Nền tảng vững mạnh về thương hiệu, tài chính, nguồn nhân lực và năng lực sản xuất kinh doanh là những tiền đề cơ bản để Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO) tiếp tục duy trì và phát triển bền vững sau khi chuyển đổi sang Công ty cổ phần.

Cụ thể hóa các mục tiêu kinh doanh

Cuối tháng 9 vừa qua, FiCO đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Đại hội đã thống nhất mục tiêu xây dựng Tổng công ty trở thành doanh nghiệp thuộc Top đầu cả nước về sản xuất kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản; đưa thươnghiệu FiCO trở thành thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Ban lãnh đạo FiCO nhiệm kỳ 2016 - 2012 Ông Nguyễn Ngọc Bền, Chủ tịch HĐQT (thứ 3 từ trái sang) Ông Nguyên Quang Trung, Tổng Giám đốc (thứ 2 từ phải sang).

Mục tiêu mà FiCO đề ra là đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 9%/năm, phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hợp nhất đạt 8.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 300 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/vốn chủ sở hữu đạt trên 9% và tỷ lệ cổ tức trên 7%.

Trong năm 2016, doanh thu toàn tổng công ty phấn đấu đạt 7.347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 179 tỷ đồng. Năm 2017, kế hoạch doanh thu đạt 7651 tỷ đồng, lợi nhuận 194 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến tăng trưởng từ mức 4,5% trong năm 2016 lên 5% vào năm 2017.

FiCO sẽ tiến hành thực hiện các bước niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch trong thời hạn 01 năm kế từ ngày chuyển thành công ty cổ phần. Việc niêm yết cổ phiếu sẽ là cơ hội để thu hút dòng vốn đầu tư từ thị trường, tạo thêm nguồn lực tài chính dồi dào cho các dự án phát triển của FiCO.

Trước đó, vào tháng 5/2016, Tổng công ty FiCO ký hợp đồng nguyên tắc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược - Công ty cổ phần Đầu tư Xuân Cầu (đơn vị thành viên của Công ty TNHH Xuân Cầu). Theo hợp đồng được ký kết, Xuân Cầu là đối tác sẽ nắm giữ 40% vốn của FICO.

Với việc Nhà nước nắm giữ 40,08% cổ phần, nhà đầu tư chiến lược là Cty CP Đầu tư Xuân Cầu nắm giữ 40% và 19,69% được bán ra công chúng sau khi IPO lần đầu vào tháng 8/2016, Đại hội lần này đã mở ra cho FiCO cơ hội để đi nhanh hơn nữa và phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng và khai thác chế biến khoáng sản.

Những giải pháp cốt lõi

Trong thời gian tới FiCO tập trung tái cấu trúc bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty mẹ. FiCo sẽ thực hiện công tác rà soát, sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành công ty mẹ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; trên cơ sở đó cơ cấu lại tổ chức, hình thành các đầu mối điều hành đủ mạnh về tài chính và đầu tư để tổ chức thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty sau cổ phần hóa.

Bên cạnh đó FiCO sẽ tập trung các nguồn lực để thực hiện đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm của Tổng công ty. Đối với lĩnh vực xi măng, song song với triển khai đầu tư dây chuyền 2 - Nhà máy xi măng Tây Ninh, FiCO sẽ tiến hành nhanh công tác đầu tư chiều sâu, nâng công suất các trạm nghiền hiện hữu để chủ động về thị trường tiêu thụ sản phẩm; đầu tư bộ phận Logistics để chủ động điều tiết sản lượng clinker, xi măng đến các hộ tiêu thụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Xây dựng và các cơ quan hữu quan để triển khai việc đầu tư theo hướng M&A để mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường xi măng trong nước, giảm bớt áp lực cạnh tranh trong tương lai.

Tái cấu trúc về tài chính cũng là vấn đề cốt lõi để để tập trung nguồn tài chính thực hiện chiến lược đầu tư phát triển Tổng Công ty. Theo danh mục thoái vốn tại Quyết định số 457/QĐ-BXD ngày 6/5/2013 và Quyết định số 528/QĐ-BXD ngày 8/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu và phê duyệt điều chỉnh Đề án tái cơ cấu Tổng công ty VLXD số 1 -TNHHMTV giai đoạn 2012 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, FiCO sẽ khẩn trương thực hiện công tác thoái vốn 100% tại các đơn vị như Công ty CP Sứ Thiên Thanh, Công ty CP Khoáng sản và Tư vấn Đầu tư FiCO, Công ty Chứng khoán Sen vàng, Công ty TNHH căn hộ vườn phố Việt Nam, Công ty CP BT 20 Cửu Long… FiCO sẽ chủ trì kiểm soát dòng tiền, phân phối các nguồn lực có hiệu quả, đồng thời chỉ đạo thường xuyên tái cấu trúc tài chính tại các đơn vị thành viên đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực tài chính.

Chuyển sang Công ty cổ phần sẽ mang tới những thách thức mới từ một thị trường năng động và cạnh tranh hơn, tuy nhiên từ nền tảng vững chắc đã xây dựng, FiCO sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh hiện có để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra.

Phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng số 1 (FiCO) ngày 19/8 đã diễn ra thành công. Toàn bộ 25 triệu cổ phần đã được các nhà đầu tư mua hết với trị giá 262 tỷ đồng. Giá cao nhất là 16.800 đồng/CP, thấp nhấp là 10.500 đồng/CP, bình quân là 10.502 đồng/CP.


Lê Khanh
Sớm trình phương án cổ phần hóa Vinafood2
Sớm trình phương án cổ phần hóa Vinafood2

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam sớm trình Thủ tướng phương án cổ phần hóa công ty mẹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN