Ký kết Hợp tác công tư trong ngành dệt may, da giày

Chiều 27/10 tại Bộ Công Thương, các đối tác công - tư trong lĩnh vực dệt may và da giày đã thống nhất kí kết Thỏa thuận hợp tác công tư, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình thúc đẩy các ngành này phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Thỏa thuận này nằm trong Chương trình Vươn tới đỉnh cao (RttT) với sự hỗ trợ xây dựng và triển khai từ tất cả các thành viên tham gia kí kết, gồm: Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, Tổng cục Môi trường, đại diện Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, các Hiệp hội Dệt may, Da giày, Bông sợi, các công ty đa quốc gia và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH.

Ông Flavio Corsin, Giám đốc IDH Việt Nam giới thiệu về chương trình RttT.

Chương trình RttT là một sáng kiến được thống nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu, các đối tác như Chính phủ Hà Lan, Đan Mạch, các công ty đa quốc gia như GAP, NIKE..., các tổ chức quốc tế. Chương trình hoạt động tự nguyện nhằm hỗ trợ sản xuất và thương mại có trách nhiệm với các mặt hàng dệt may, da giày; ứng dụng sản xuất bền vững toàn cầu với thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

Hợp tác công tư này sẽ phối hợp các nguồn lực nhằm cải thiện sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, cải thiện năng suất lao động, tăng cường đối thoại lao động.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ đánh giá cao tác động của chương trình hợp tác này với các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam là dệt may và da giày. Ngành dệt may Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về quy mô và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng.
Hoàng Dương
Năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam lọt Top đầu thế giới
Năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam lọt Top đầu thế giới

Đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa dệt may tiêu thụ trên toàn thế giới. Năng suất lao động kỹ thuật được xếp vào Top đầu thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN