IntelloCut là một giải pháp lên kế hoạch và tối ưu hóa trong lĩnh vực may mặc. Với những thuật toán tiên tiến của mình, công nghệ IntelloCut cho ra các công thức lập trình việc cắt, cuộn và trải nguyên liệu chỉ bằng một cái nhấp chuột. Cấu trúc điện toán đám mây giúp việc truy cập giải pháp này dễ dàng hơn.
Nhà máy FGL đang sử dụng giải pháp intelloCut của ThreadSol để tiết kiệm nguyên liệu |
Cụ thể, intelloCut đã chứng tỏ khả năng của mình trong tối ưu hóa lượng vải sử dụng, giúp tiết kiệm tối thiểu 10% nguyên liệu, đồng thời chứng minh vị trí hàng đầu trong các sản phẩm của ThreadSol.
Mặt khác, intelloBuy là một phương pháp ước lượng nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp may mặc. Với việc cho ra đời sản phẩm thứ hai này, ThreadSol đã nâng tầm mô hình quản lý nguồn nguyên liệu doanh nghiệp lên một cấp độ mới. IntelloBuy có thể đưa ra lượng vải chính xác cần thiết cho một thiết kế, giúp nhà sản xuất khắp thế giới tiết kiệm hàng triệu đô trong khoản phí thu mua nguyên vật liệu mỗi ngày.
“IntelloCut đã giảm lượng công việc nhờ cách xử lý nhiều nhóm vải một cách hiệu quả kèm theo hoạch định cụ thể tránh việc phải bỏ đi các mảnh cuối không thể sử dụng. Đây ắt hẳn là một sản phẩm không thể bỏ qua”, Giám đốc Regency, một công ty thuộc tập đoàn tầm cỡ thế giới HIrdaramani Group, ông Suresh De Silva cho hay.
Saurav Ujjain, Cố vấn cấp cao của ThreadSol, cho biết: “Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp sản xuất may mặc Việt Nam phải nhận ra tầm ảnh hưởng của giá thành vật tư lên lợi nhuận. Bằng cách áp dụng các công nghê tiên tiến, tự động hóa dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp mới có cơ hội trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.”
ThreadSol đã hợp tác cùng các nhà máy lớn tại Việt Nam như Luenthai, Saitex, Fashion Garment Limited (FGL) và giúp họ giảm thiểu lượng hao hụt xuống còn dưới 1%. Theo kịp thời đại công nghệ phát triển, ThreadSol cũng sử dụng điện thoại thông minh và ứng dụng máy tính bảng để tương tác không ngừng với các công ty.
IntelloCut và IntelloBuy cam đoan khoản giảm chi phí vải lên đến 50%. Công ty trụ sở Singapore này đã và đang mang lại lợi ích cho hơn 90 nhà xưởng tại 13 nước khác nhau, cũng như hoạch định 2.5 triệu hàng may mặc mỗi ngày.
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, chính phủ đã nhấn mạnh nền công nghiệp dệt và may mặc Việt Nam đang có thế mạnh phát triển so với các đối thủ trong khu vực.
Các công ty ngoại cũng tận dụng cơ hội từ các tiềm năng kinh tế từ các hiệp định thương mại tự do để đổ tiền đầu tư vào Việt Nam. Cục Quản lý Thương mại quốc tế (ITA) kỳ vọng các công ty Hoa Kỳ sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu hàng dệt kỹ thuật vào Việt Nam, một khi các thỏa thuận này được ký kết và có hiệu lực.
Để chuẩn bị kỹ lưỡng trước thời kỳ bùng nổ, lĩnh vực ngành hàng may mặc sẵn cần phải gấp rút tìm ra giải pháp cũng như áp dụng các giải pháp này, để tối ưu hóa và có thể hoàn toàn sẵn sàng đương đầu với các khó khăn phía trước.
Ngành cũng cần phải cải tiến hiệu quả hoạt động tổng thể và nâng cấp kỹ thuật, giảm thời gian lãng phí, đa dạng hóa thị trường, thực hiện chính sách mới cũng như xây dựng chiến lược phù hợp.
Theo đó, giải pháp IntelloCut và IntelloBuy có thể mang lại sự quản lý nguồn nguyên liệu doanh nghiệp hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho nhà sản xuất tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất lên đến 50%. Đây có thể là câu trả lời cho toàn nền công nghiệp dệt may Việt Nam nếu được ứng dụng kịp thời.