Bộ GTVT chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 8 doanh nghiệp về SCIC

Ngày 7/11, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa từ Bộ Giao thông Vận tải về Tồng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải), thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá cung cấp các dịch vụ công, năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực hiện cổ phần hóa 10 đơn vị sự nghiệp công lập quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

“Thực hiện chủ trương này, đầu năm 2015, các đơn vị đã hoàn thành cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Năm 2016, thực hiện chủ trương tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích, Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải đã có Nghị quyết chỉ đạo thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 8 Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 4, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15 về SCIC”, ông Vũ Anh Minh cho hay.

Ảnh minh họa: Hoàng Ngọc - TTXVN


Theo báo cáo của Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ Giao thông Vận tải), 8 công ty cổ phần này thực hiện cung ứng dịch vụ công ích bảo trì đường thuỷ nội địa, có vốn điều lệ bình quân là 8,68 tỷ đồng/đơn vị, vốn điều lệ cao nhất là 11,6 tỷ đồng, thấp nhất là 6,45 tỷ đồng. Vốn nhà nước bình quân là 4,4 tỷ đồng/đơn vị, cao nhất là 5,9 tỷ đồng, thấp nhất là 3,2 tỷ đồng. Tỷ lệ nắm giữ của nhà nước đều ở mức chi phối từ 51 – 52% vốn điều lệ, chỉ duy nhất 1 đơn vị có tỷ lệ này là 48%.

Cũng theo Vụ trưởng Vũ Anh Minh, SCIC sẽ tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước, bao gồm cả người đại diện phần vốn nhà nước hiện nay.

Theo đánh giá, với 8 doanh nghiệp được chuyển giao quyền đại diện phần vốn về SCIC có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quyết tâm của Bộ Giao thông Vận tải, các doanh nghiệp trong việc tiếp tục thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi được chuyển giao, các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải về mặt quản lý nhà nước, kể cả vấn đề về thi đua, khen thưởng. Toàn bộ 24 người đại diện phần vốn mà trước đây Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc này theo chỉ đạo của SCIC.


Quang Toàn (TTXVN)
Sẽ siết chặt quản lý đất thuộc sở hữu Nhà nước
Sẽ siết chặt quản lý đất thuộc sở hữu Nhà nước

Tới đây, Hà Nội tiếp tục rà soát để giải quyết tồn dư, cũng như coi trọng công tác quy hoạch để bố trí các dự án một cách có hiệu quả ngay từ đầu. Đặc biệt, thành phố sẽ đề xuất chuyển nhiều dự án, nhiều cơ quan, trường học ra khỏi vị trí trung tâm, giảm áp lực cho đô thị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN