Vốn chính sách xóa nghèo ở vùng cao

Đầu xuân này, đến tỉnh Yên Bái - nơi có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy làm đầu mối của vùng Tây Bắc với những thắng cảnh đẹp như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè Suối Giàng, hồ Thác Bà, bỗng thấy lòng rộn ràng về sự đổi thay từ những con đường mới mở thênh thang về các bản làng, nối tiếp những nương đồi bát ngát màu xanh, hứa hẹn một cuộc sống bình yên, no đủ.

Chú thích ảnh
Điểm giao dịch cố định hằng tháng tại xã Nghĩa Sơn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn suốt 20 năm qua, làm động lực thúc đẩy Yên Bái phát triển mạnh mẽ kinh tế, hoàn thành chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Văn Chấn, huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh, với 1.130 km2, nhưng có đến 14/24 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn và 23 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách giảm nghèo của Trung ương của tỉnh, trong đó có hơn 500 tỷ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH huyện đầu tư, đã giúp đồng bào các dân tộc phát triển nhanh đàn gia súc gia cầm, trồng mới và cải tạo chăm sóc nhiều vườn cây ăn quả, rừng cây nguyên liệu công nghiệp, đặc biệt kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 22,27% đầu năm 2018 xuống còn 14,6% cuối năm 2001.

Năm mới 2022 đến với gia đình chị Lù Thị Nanh ở bản Long, xã Nghĩa Sơn với nhiều phấn chấn mới. Nhờ hai lần vay vốn chính sách, mọi người trong gia đình chị có thêm việc làm, nuôi vỗ béo 5 con bò, thâm canh đồi quế 3.000 cây. Vì thế, cuộc sống của gia đình chị khá giả, nhà ở được xây dựng khang trang, kiên cố.

Cùng ở huyện Văn Chấn, ông Sa Đại Dương, thôn Gốc Bảng, xã Đông Khê, khởi đầu từ 50 triệu đồng vốn vay chính sách đã nuôi trâu sinh sản, thả cá trên đồi, mở đất trồng rừng bồ đề. Nhờ đó, gia đình ông không chỉ ra khỏi danh sách hộ nghèo, mà còn thu nhập ngót 200 triệu đồng mỗi năm. “Cảm ơn Đảng, Nhà nước và Ngân hàng chính sách đã quan tâm giúp đỡ gia đình tôi có điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống” ông Sa Đại Dương chia sẻ.

Chia tay miền đất Văn Chấn rộng lớn, chúng tôi lên Mù Cang Chải là huyện cao nhất, xa nhất, nằm về phía tây tỉnh Yên Bái và được hưởng từ nghị quyết 30a của Chính phủ trong đó có các chương trình tín dụng do NHCSXH tổ chức thực hiện. Mù Cang Chải sang xuân mới thật khác xưa, bừng sáng. Đại bộ phận hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS khó khăn được vay vốn chính sách dễ dàng, kịp thời đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh ở miền núi. Minh chứng như gia đình anh Mùa Chu Vàng, dân tộc Mông ở bản Rào Xa, xã Kim Nọi đã sử dụng đồng vốn vay ưu đãi nuôi trâu bò sinh sản, trồng chè sạch, làm ăn lời lãi, sắm sửa máy cày đất, và nhiều đồ dùng mới phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Ngoài anh Mùa Chu Vàng, tại vùng cao Mù Cang Chải còn có hàng trăm, hàng nghìn hộ đồng bào DTTS nhờ nguồn vốn chính sách thoát cảnh nghèo, làm giàu chính đáng.

Từ những làng bản ở miền đất rộng Văn Chấn đến vùng cao xa Mù Cang Chải nhìn rộng ra cả tỉnh Yên Bái, đến xuân 2022, đồng vốn của NHCSXH đã phủ kín toàn địa bàn 173 xã, phường, thị trấn ở 9 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc với 100% hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khó khăn được tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng chính sách.

Có thể khẳng định, từ một tỉnh có nhiều khó khăn về địa lý ở miền núi, diện tích rộng, đồng bào DTTS đông, song những năm qua, nguồn vốn của NHCSXH Yên Bái đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, và xây dựng nông thôn mới.

Đạt được thành tích trên, theo ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc NHCSXH Yên Bái, trước hết do cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ban ngành đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Song hành sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHCSXH Trung ương và địa phương, trong 20 năm qua, nhất là thời gian gần đây dù gặp phải dịch COVID-19 bùng phát lan rộng, nhưng với tinh thần vượt khó, những người làm tín dụng chính sách Yên Bái đã vừa tích cực phòng chống dịch tốt, vừa đẩy mạnh huy động nguồn vốn và chuyển tải kịp thời, an toàn tiền vốn về tận xã phường, đến đúng từng đối tượng chính sách. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2021 tăng trưởng đến cả 15 chương trình tín dụng, nâng tổng dư nợ lên 3.594,7 tỷ đồng với 22.755 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.

Minh Uyên
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam giúp hộ nghèo có Tết đầm ấm hơn
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam giúp hộ nghèo có Tết đầm ấm hơn

Với tinh thần tương thân, “tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”, chung tay chia sẻ khó khăn với hộ nghèo, khó khăn, Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Nam trao 50 suất quà Tết trị giá 25 triệu đồng cho 50 hộ nghèo ở huyện Kim Bảng và 5 suất quà, trị giá 3,5 triệu đồng cho 5 Mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Thanh Liêm nhằm giúp các Mẹ và bà con bớt phần khó khăn, có thêm nghị lực trong cuộc sống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN