Thực hư chuyện trẻ ‘tố’ ngược bố mẹ về cách chi tiêu và bài học đằng sau

Những hành vi đúng đắn mà trẻ học được thông qua việc noi gương bố mẹ chính là yếu tố quan trọng góp phần củng cố năng lực tài chính của trẻ trên hành trình trưởng thành.

Định hình kiến thức tài chính cho trẻ từ hành vi của bố mẹ

Chia sẻ câu chuyện của chính mình, chị Vũ Thị Trâm (Quận 4, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Vừa rồi, bạn bè tôi sang nhà dự tiệc tân gia và có một phen bối rối trước lời tố cáo hài hước của con gái dành cho vợ chồng tôi. Con cho rằng bố mẹ đã tiêu tiền hoang phí khi dùng hết tiền thưởng thêm cuối năm của công ty để sắm quần áo mới thay vì để tiết kiệm.”

Chị Trâm bộc bạch thêm, vợ chồng vẫn có những nguồn thu nhập khác để tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Nhưng trong mắt của một đứa trẻ 7 tuổi, những gì con gái của anh chị đang thấy là bố mẹ mình “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Bản thân là các bậc phụ huynh có con nhỏ, ngoài phản ứng bất ngờ ra thì anh chị còn cảm thấy có chút tự hào khi con mình sớm có nhận thức về giá trị đồng tiền, cụ thể là khả năng kiểm soát chi tiêu và quản lý tài chính.

Chú thích ảnh
Giáo dục tài chính cho trẻ từ hành vi đúng đắn của bố mẹ là then chốt trong việc hình thành nền móng vững chắc, dẫn lối thành công.

Trẻ em là những cá thể độc lập, tuy nhiên đa số hành vi cử chỉ của trẻ đều “bắt chước” từ bố mẹ mà ra. Trong Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory) của nhà tâm lý học Albert Bandura, tồn tại luận điểm cho rằng trẻ em thường học tập được nhiều thứ thông qua việc quan sát và lặp lại hành vi của người lớn, bố mẹ,… trong khi chúng chẳng có trải nghiệm trực tiếp nào trước đó.

Việc bố mẹ không làm gương và định hướng tốt cho con từ nhỏ, đặc biệt là trong thói quen sử dụng tiền, sẽ để lại những ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài với thái độ của trẻ khi tiếp xúc tiền bạc, cũng như cách trẻ quản lý tài chính cho bản thân sau này. Vậy nên không khó hiểu khi kết luận bản chất của giáo dục tài chính vẫn nằm ở việc con cái chính là tấm gương phản chiếu những hành vi mà chúng quan sát được từ bố mẹ.

Đồng hành cùng con trên “đường đua” nâng cao năng lực tài chính

Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2021 do Prudential Việt Nam thực hiện, cả hai nhóm phụ huynh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đang áp dụng những cách thức chung khi dạy con kiến thức quản lý tiền như: thông qua các hoạt động mua sắm, chi tiêu gia đình hoặc hoạt động thiện nguyện.

Bên cạnh đó, họ cũng thường dạy con về tiền qua các bài học ngẫu nhiên trong đời sống hoặc dựa trên khoản tiền con nhận được từ lì xì, khen thưởng. Điểm khác biệt duy nhất là nhóm phụ huynh hiện đại có xu hướng để con sở hữu và quản lý tiền của mình sớm hơn so với nhóm truyền thống khoảng 3-4 năm.

Chú thích ảnh
Tháng 5/2021, Prudential Việt Nam thực hiện nghiên cứu định tính về nhận thức, thực trạng và nỗi lo của phụ huynh Việt Nam khi dạy con về tiền. (Nguồn: Prudential).

Không tránh né vấn đề tiếp xúc và sở hữu tiền từ sớm của con cái, đông đảo các bậc phụ huynh hiện nay đã dần có cái nhìn cởi mở và thái độ giải quyết trực diện hơn khi bắt gặp câu hỏi “Bố mẹ ơi, tiền từ đâu mà có?”.

Bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản nhất thông qua những tình huống thực tế trong gia đình và cuộc sống, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi và hình thành ý niệm về hành vi tài chính, từ đó tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc và hệ thống quan điểm tích cực, đúng đắn về tiền trong tương lai.

Điều đó đồng nghĩa là, không một cách thức nào có thể giáo dục tài chính cho trẻ hiệu quả bằng việc bố mẹ trở thành tấm gương và đồng hành xuyên suốt cùng con. Để hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ” này, phụ huynh cần chuẩn bị giáo trình bài bản để tự tin dạy con về tiền.

Dự án giáo dục tài chính cho trẻ nhỏ Cha-Ching sở hữu đa dạng các nguồn tài liệu bài bản và uy tín, được nhiều phụ huynh và nhà trường tại Châu Á tin tưởng áp dụng vào chương trình học để đảm bảo các con có thể hình thành được thói quen kiếm tiền và chi tiêu tốt ngay tại nhà, cũng như trong môi trường học đường.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Tiết học Cha-Ching sôi nổi tại trường Tiểu học Kim Giang (Quận Thanh Xuân, Hà Nội). (Nguồn: Prudential).

Tính đến hết năm học 2021-2022, dự án Cha-Ching đã đưa giáo trình quản lý tài chính đến với 140 trường tiểu học tại địa bàn Hà Nội và Hưng Yên, mang lại nhiều kết quả khả quan với 54,000 học sinh và 900 giáo viên được tiếp cận một giáo trình tài chính bài bản.

Nỗ lực mang đến sự mới mẻ trong cách thức tiếp cận chủ đề tài chính, giáo trình Cha-Ching không chỉ giúp trẻ hiểu rõ về 4 kỹ năng cơ bản gồm Kiếm tiền - Tiết kiệm - Tiêu tiền - Quyên góp mà còn tạo cơ hội để phụ huynh cùng con “học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời, giáo trình này đã thành công trong việc kích thích sự đam mê và hào hứng trong các con thông qua chuỗi video hoạt hình vui nhộn cùng một số bài thực hành thú vị như tạo bảng chi tiêu, tham gia thử thách mua sắm cho gia đình,…

Học quản lý tài chính là quá trình cần được tích lũy suốt đời, đó cũng chính là lời nhắc nhở cho các bậc phụ huynh hãy xây dựng và vun đắp trí tuệ tài chính cho con càng sớm càng tốt, bắt đầu từ việc trở thành tấm gương tốt và đồng hành cùng con trên hành trình vươn đến thành công bền vững trong cuộc sống.

 

Tập cho con quản lý tài chính đầu đời qua cuộc thi trực tuyến Cha-Ching 'Bé giỏi Tiền hay'
Tập cho con quản lý tài chính đầu đời qua cuộc thi trực tuyến Cha-Ching 'Bé giỏi Tiền hay'

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) phối hợp cùng báo điện tử Eva.vn phát động cuộc thi trực tuyến Cha-Ching “Bé giỏi Tiền hay” nhằm phát triển khả năng quản lý tài chính, tư duy sáng tạo và tự lập ở trẻ qua thử thách dành riêng cho mẹ và bé, hứa hẹn mang đến cho con một trải nghiệm ý nghĩa qua việc chi tiêu những đồng tiền đầu tiên trong đời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN