Cơ hội cho Việt Nam từ điện gió ngoài khơi

Phát triển điện gió ngoài khơi được Việt Nam xác định là giải pháp đột phát bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng do là lĩnh vực mới, nên còn nhiều vấn đề pháp lý, quy hoạch, cơ chế đầu tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo.

Chú thích ảnh
Dự án điện gió ngoài khơi do CIP phát triển.

Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển công nghiệp điện gió ngoài khơi gắn với chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistic những năm tới. Đến cuối năm 2021, tổng công suất đăng ký đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam khoảng 154 GW. Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đặt ra mục tiêu sẽ phát triển khoảng 16.121 MW điện gió trên bờ, gần bờ và khoảng 7.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đến năm 2045, công suất đặt điện gió ngoài khơi dự kiến đạt khoảng 64.500 MW.

Theo Đại sứ Đan Mạch, điện gió ngoài khơi là cơ hội kép để Việt Nam cung cấp nguồn năng lượng xanh, chi phí hiệu quả cho sự phát triển kinh tế; đồng thời, hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 đối với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners (CIP) cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển dự án xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và giải quyết "cơn khát" năng lượng xanh ngày càng tăng của Việt Nam và đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận để phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận.

Các nhà sản xuất EU quan tâm đến điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Các nhà sản xuất EU quan tâm đến điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Hãng tin Reuters ngày 23/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết các nhà sản xuất châu Âu đang xem xét đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện gió trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN