Viettel đặt mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp, viễn thông hùng mạnh

Ngày 7/7, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đầu Đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng đến thăm và làm việc với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tham dự buổi làm việc về phía các bộ, ngành Trung ương có đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Tập đoàn Viettel.

Tại buổi làm việc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Viettel đã đạt được, trở thành tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) lớn nhất của Việt Nam. Viettel cũng là nhân tố chính tạo ra sự bùng nổ viễn thông tại Việt Nam, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông trước kế hoạch. Viettel hiện cũng đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất. 

Nhiều trang bị kỹ thuật cao như máy thông tin, rada, hệ thống quản lý vùng trời, hệ thống tự động hóa chỉ huy…đã được Viettel cung cấp. Trong đó có nhiều dòng trang thiết bị đã đáp ứng từ 50- 70%, thậm chí 100% nhu cầu của quân đội, giúp Việt Nam và quân đội giảm phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ nước ngoài; đồng thời đảm bảo khả năng chủ động và bảo mật cao trong trang bị, sử dụng.

Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài thành công với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao là viễn thông và CNTT. Viettel liên tục đứng trong tốp đầu về doanh thu, nộp ngân sách nhà nước và hiện là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất Việt Nam.

Các dự án đầu tư của Viettel còn góp phần thắt chặt mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia láng giềng, rong khu vực và trên thế giới. 

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn cho hay: Viettel ã tạo dấu ấn rất quan trọng, tạo chuyển biến bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ngành viễn thông CNTT Việt Nam. “Viettel không chỉ đóng góp cho đất nước về mặt kinh tế mà còn có những nghiên cứu có giá trị làm nền tảng cho sản xuất công nghiệp quốc phòng mang dấu ấn Việt Nam, đưa hình ảnh đất nước con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới".

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông toàn cầu hùng mạnh, tập trung vào 4 thành tố quan trọng: Viễn thông- lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài- mở rộng thị trường, không chỉ cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; công nghiệp công nghệ cao bao gồm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược. Về an ninh mạng, Viettel phải phát triển được các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng, coi đây như một ngành công nghiệp quốc phòng.

“Hiện, Viettel đã nghiên cứu chế tạo và sản xuất được các cấu phần quan trọng của hạ tầng mạng viễn thông gồm hệ thống tổng đài, hệ thống tính cước thời gian thực, hệ thống quản lý thuê bao, thiết bị viễn thông 4G. Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao đã có doanh thu hàng năm trên 10.000 tỷ đồng, giúp đất nước tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu. Đến năm 2020, Viettel đặt mục tiêu nằm trong Top 100 Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng lớn nhất thế giới”, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Tin, ảnh: Minh Phương/Báo Tin Tức
Giá trị thương hiệu của Viettel đạt 2,686 tỷ USD, Vinaphone 1,04 tỷ USD
Giá trị thương hiệu của Viettel đạt 2,686 tỷ USD, Vinaphone 1,04 tỷ USD

Tại Hội thảo xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu doanh nghiệp diễn ra ngày 4/7, tại Hà Nội, các chuyên gia đã tập trung bàn về câu chuyện xây dựng, phát triển và định giá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá "tài sản vô hình" này của doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN