Cấp phép thí điểm cho ba mô hình ứng dụng công nghệ kết nối vận tải hành khách

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Thủ tướng Chính phủ, tính đến nay, chỉ có 3 ứng dụng công nghệ kết nối hành khách với lái xe được phép hoạt động thí điểm là: Ứng dụng của Công ty TNHH GrabTaxi (Đề án thí điểm GrabCar); ứng dụng của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Đề án thí điểm V-Car) và gần đây nhất, ứng dụng của Công ty CP Vận tải 57 Hà Nội (Đề án thí điểm Thanh Cong Car).

Sau 9 tháng thực hiện, chương trình thí điểm mới được triển khai trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh. Do những phần mềm kết nối giữa lái xe và hành khách của GrabTaxi và Công ty CP Ánh Dương Việt Nam là các ứng dụng cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) nên các công ty này phải đăng ký thủ tục với Bộ Công Thương.

Đối với trường hợp phần mềm kết nối được cung cấp xuyên biên giới của Công ty Uber B.V. Hà Lan, trong 2 năm qua, Bộ GTVT đã nhiều lần làm việc với đại diện của Uber để trao đổi, hướng dẫn Uber xây dựng Đề án gửi Bộ GTVT xem xét cho phép hoạt động thí điểm theo đúng các quy định tại Quyết định số 24/QĐ-GTVT, tuy nhiên, hiện tại Bộ GTVT và các cơ quan quản lý vẫn chưa nhận được Đề án hoạt động thí điểm của Uber như đã hướng dẫn.

Công ty Uber B.V. Hà Lan hiện cũng không chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về ứng dụng TMĐT. Lý do vì Nghị định 52 và Thông tư 59 chỉ áp dụng đối với các website, ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ GTVT không có cơ sở pháp lý để kiểm tra và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đối với các dịch vụ vận tải được cung cấp qua sàn giao dịch TMĐT của Uber.

Về phía GrabTaxi, công ty đã thực hiện đầy đủ các nội dung triển khai thí điểm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ GTV, bao gồm các hoạt động: rà soát, ký thỏa thuận hợp tác và lập danh sách phương tiện tham gia thí điểm; xây dựng Quy chế phối hợp giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kết nối và vận tải; tổ chức tập huấn cho lái xe về cách thức vận hành ứng dụng kết nối, điều kiện và tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, phương tiện thanh toán;cấp phát và dán tem logo GrabCar cho tất cả các xe tham gia Đề án thí điểm GrabCar, theo mẫu thiết kế và Quy chế sử dụng tem logo GrabCar được Bộ GTVT thống nhất tại Công văn số 5735/BGTVT-VT ngày 24/5/2016.

Đại diện GrabTaxi cho biết: các xe sử dụng phần mềm kết nối Grabcar đạt tỷ lệ bình quân: Thời gian chờ xe đến đón là dưới 5 phút; hệ số sử dụng quãng đường (số km có khách trên bình quân 100km xe lăn bánh) tại Hà Nội đạt 88,1%; tại TP. Hồ Chí Minh đạt 89,6%.

Để tiếp tục công tác thí điểm được hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là dịch vụ xuyên biên giới, và trong lĩnh vực thuế. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.

MP
Triển khai Đề án thí điểm GrabCar tại TP Hồ Chí Minh
Triển khai Đề án thí điểm GrabCar tại TP Hồ Chí Minh

Sáng nay ngày 25/3, Sở Giao thông Vận tải (Sở GTVT) TP Hồ Chí Minh đã chính thức triển khai Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN