Tàu thăm dò tối tân của Mỹ đổ bộ xuống sao Hỏa

Tàu thăm dò tự hành tối tân nhất của Mỹ, Curiosity hôm nay đã đáp xuống bề mặt "hành tinh đỏ", thực hiện một trong những sứ mệnh vũ trụ táo bạo nhất trong lịch sử.


Tàu Curiosity với sứ mạng tìm hiểu xem môi trường sao Hỏa có hỗ trợ sự sống hay không.

Sau gần 9 tháng, vượt qua hành trình 570 triệu km từ trái đất, tàu Curiosity đã lao vào bầu khí quyển sao Hỏa với vận tốc lên tới 21.240 km/h, trước khi đáp xuống một vùng lòng chảo mang tên Gale trên bề mặt hành tinh này với sự trợ giúp của một chiếc dù siêu thanh.

 

Với chi phí lên đến 2,5 tỷ USD, Curiosisty là một trong những dự án thăm dò vũ trụ hiện đại và đắt tiền nhất của NASA. Tàu thăm dò tự hành này nặng gần 1 tấn, tức là gấp gần năm lần những tàu tự hành sao Hỏa từng được phóng trước đây, và kích thước cũng lớn hơn gấp hai lần.

 

Cú đổ bộ của Curiosity lên bề mặt sao Hỏa là sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học Mỹ và thế giới, bởi trong sự kiện này, NASA đã thử nghiệm một kỹ thuật đáp xuống hoàn toàn mới. Do độ trễ của tín hiệu từ Curiosity tới trái đất nên thiết bị đã đổ bộ theo chế độ tự động hoàn toàn và trong quá trình lao xuống, nó thực hiện một loạt cú nhào lộn khó.

 

Tàu Curisosity được phóng từ Mũi Canaveral, bang Florida (Mỹ) vào ngày 26/11/2011. Nó được trang bị nhiều máy móc tối tân, bao gồm cả một máy phóng tia laser vào các khối đá, với nhiệm vụ tìm hiểu xem môi trường sao Hỏa có thể hỗ trợ cho sự sống hay không.

 

 T.H

Bán vé một chiều tới... sao Hỏa
Bán vé một chiều tới... sao Hỏa

Một công ty tại Hà Lan sẽ tổ chức quay xổ số trên khắp thế giới để lựa chọn 40 người cho chuyến bay lên sao Hỏa trong tương lai gần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN