Khó khăn cho robot Philae sau cú hạ cánh lên sao chổi

Sau cú hạ cánh thành công mang tính lịch sử của robot Philae do tàu Rosetta thả xuống sao chổi cách Trái Đất nửa tỷ km, nhiều lo ngại đã xuất hiện khi robot này đối mặt với nhiều thách thức.


Sau hai cú bật, trong đó cú thứ nhất khiến robot bật trở lại vũ trụ chừng 1 km, robot Philae đã đáp xuống vị trí cách khu vực mục tiêu khoảng 1km. Do đáp xuống đúng khu vực tối nên robot có thể gặp rắc rối vì không lấy đủ ánh sáng mặt trời để sạc pin.


Mô phỏng Philae trên bề mặt sao Chổi. Ảnh: ESA


Tiến sĩ Stefan Ulamec, trưởng nhóm phụ trách tàu Rosetta, cho rằng có thể điều chỉnh lại thiết bị hạ cánh của robot Philae và cho nó “nhảy” tới một vị trí mới. Tuy nhiên, ông cho rằng đây là một chiến lược mạo hiểm và có thể không đủ thời gian để robot thực hiện các nhiệm vụ phân tích cần thiết để đổi vị trí.


Tiến sĩ Fred Jansen, giám đốc sứ mệnh Rosetta cũng nhận định lượng pin còn lại hạn chế và các tấm năng lượng mặt trời không nhận đủ ánh sáng. Do đó, họ không biết chính xác robot Philae có thể hoạt động được bao lâu.


Ngoài vấn đề về pin, các nhà khoa học còn lo Philae không được “neo” chặt vào sao chổi do một thiết bị gọi là cái lao móc đáng lẽ phải móc vào bề mặt sao chổi lại không được phóng ra khi Philae chạm xuống sao chổi. Các chân của robot cũng không có được chỗ bám vững chắc. Về khả năng ra lệnh cho chiếc lao móc phóng ra, ông Stefan lo ngại điều này có thể đẩy Philae trở lại không gian.


Hơn nữa, khi Philae khoan vào bề mặt sao chổi để lấy mẫu phân tích, điều này cũng có thể ảnh hưởng tới tính ổn định của toàn bộ robot do một trong ba chân của nó không tiếp đất.


Robot Philae có kích thước bằng một chiếc máy giặt, là một phòng thí nghiệm hiện đại, đã được tàu Rosetta thả xuống sao chổi Tchourioumov-Guerassimenko ngày 12/11 trong một sự kiện lịch sử chấn động giới khoa học toàn cầu. Robot đã gửi những bức ảnh chụp đầu tiên về bề mặt sao chổi cùng rất nhiều dữ liệu khác.


Sứ mệnh của Philae quan trọng vì nghiên cứu tính chất, cấu trúc các mẫu đá trên sao chổi có thể cung cấp cho giới khoa học những thông tin quan trọng về những thành phần cấu tạo nên nguồn gốc sơ khai của sự sống.


Thùy Dương

Robot Philae đáp xuống sao chổi cách Trái đất nửa tỉ km
Robot Philae đáp xuống sao chổi cách Trái đất nửa tỉ km

Tàu thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt một sao chổi nằm cách Trái Đất 500 triệu km. Đây là một sự kiện lịch sử trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của con người và hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN