Chiến lược Trung tâm dữ liệu của Cisco tập trung chuyển hướng sang các ứng dụng

Ngày 26/6, tại buổi hội thảo Cisco Live tại Orlando, Cisco đã giới thiệu một kiến trúc mạng trung tâm dữ liệu đột phá. Được thiết kế nhằm đẩy mạnh kỷ nguyên Cơ sở hạ tầng lấy Ứng dụng làm trung tâm,kiến trúc mạng của Cisco được xây dựng với mục đích chuyển đối các trung tâm dữ liệu nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu của những ứng dụng hiện tại và ứng dụng mới trong kỷ nguyên Điện toán đám mây.
 

Được tăng tốc với đầu tư của Cisco vàocông ty Insieme Networks*, sự thay đổi cơ bản về cơ sở hạ tầng lấy Ứng dụng làm trung tâm này sẽ cho phép ngành công nghệ thông tin có khả năng cung cấp các ứng dụng kinh doanh tới người sử dụng một cách nhanh chóng với mô hình hoạt động đơn giản hơn, cơ sở hạ tầng bảo mật có khả năng mở rộng, với mức chi phí tối ưu. Thay đổi này đòi hỏi cần có một cơ sở hạ tầng mở, có khả năng lập trình và tự động hóa để sẵn sàng xử lý những thách thức từ các mô hình triển khai điện toán đám mây và các dữ liệu lớn (Big Data) hiện nay.
 
Cisco cũng công bố hai cải tiến đột phá quan trọng trong danh mục các sản phẩmChuyển mạch Hợp nhất. Đầu tiên là Công nghệ Tự động hóa Chuyển mạch Động (DFA – Dynamic Fabric Automation), cho phép tự động hóa việc cấp phát tài nguyên mạng, đơn giản hóa việc quản lý hệ thống chuyển mạch và tối ưu hóa hệ thống chuyển mạch này cho hiệu suấtvà quy mô cao hơn. Tiếp theo là việc mở rộng danh mục các sản phẩmNexus 7000với bộ chuyển mạch Nexus 7700 mới và mô-đun I/O dòng F3 cung cấp khả năng mở rộng năng lực chuyển mạch với giao tiếp 40G/100G -dẫn đầu ngành công nghiệp, cùng với đó là bộ tính năng toàn diện nhất dành cho hệ thống chuyển mạch trong trung tâm dữ liệu.
 
Cơ sở hạ tầng lấy Ứng dụng làm trung tâm của Cisco có những đặc tính quan trọng: Tốc độ triển khai ứng dụng (mọi dung lượng, mọi địa điểm): Thời gian triển khai ứng dụng sẽ được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng mạng được hoàn toàn lập trình và tự động hóa.
 
Nền tảng mở chung cho cơ sở hạ tầng vật lý, ảo hóa và điện toán đám mây: Kiến trúc này sẽ cung cấpsự tích hợp hoàn toàn cho các ứng dụng ảo hóa và không ảo hóa thông qua việc chuẩn hóa truy cập của các thiết bị đầu cuối trong khi vẫn duy trì sự linh hoạt của phần mềm cùng với năng lực xử lý, hiệu năng cao, quy mô, khả năngnhận biết của phần cứng đối với các ứng dụng này, trong môi trường ảo hóa của nhiều nhà cung cấp, môi trường phân tán quy mô lớn hay điện toán đám mây.
 
Kiến trúc hệ thống: Một phương thứctiếp cận đơn giản hóa và tổng thể đối với sự tích hợp của cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và bảo mật và khả năng mở rộng các dịch vụ trong tương lai.
 
Vận hành, Quản trị và Chính sách chung: Một khung quản lý chính sách và mô hình hoạt động chung điều khiển quá trình tự động hóa xuyên suốt hệ thống mạng, bảo mật và các ứng dụng, có khả năng mở rộng sang hệ thống điện toán và lưu trữ trong tương lai.
 
Các giao diện lập trình ứng dụng mở (APIs), Mã nguồn mở và Đa nhà cung cấp: sự hỗ trợ của cả mạng lưới đối tác rộng lớn đối với bộ các giao diện lập trình ứng dụng mở toàn diện đã được công bố.
 
Tận dụng thế mạnh của các con chip thiết kế và có sẵn: Một hướng tiếp cận cân bằng cung cấp khả năng đổi mới nhanh hơn cùng với sự tiếp nhận của khách hàng cũng nhanh hơnđồng thời cho phép sự chuyển dịch có kiểm chứng sang cơ sở hạ tầng lấy ứng dụng làm trung tâm trong tương lai. Cách tiếp cận này có thể tối ưu giá thành, hiệu suất, mật độ, bảo mật và năng lượng trong khi đó vẫn mang lại an toàn đầu tư cho những thiết bị cáp hiện tại thông qua những cải tiến về quang học. Khi khách hàng ứng dụng giải pháp 40G hiện tại và 100G trong tương lai, cách tiếp cận này cho phép họ tối ưu hóa cả chi phí vốn và chi phí vận hành.
 
Những cải tiến mới của công nghệ Tự động hóa Chuyển mạch Động (DFA) của Cisco bao gồm:
 
Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng mạng nhằm nâng cao hiệu quả và quy mô: Tối ưu hóa mô hình mạng xương – lá (spine – leaf) với khả năng chuyển mạch mạnh mẽ, cơ chế điều khiển phân tán cùng với sự tích hợp mạng vật lý và mạng ảo cho phép kết nối ở mọi vị trí vớikhả năng truyền dẫn thông suốt cho các máy móc vật lý và máy ảo, và khả năng mở rộng mạng lưới. Điều này cũng mang lại khả năng phục hồi cao cùng với nhữngmiền quản trị lỗi nhỏ hơn và quy mô chia sẻ hạ tầng lên tới hơn 10.000 chủ thuê bao (tenants)/hệ thống mạng.
 
Đơn giản hóa quản lý mạng lưới với APIs mở để đơn giản hóa vận hành: Cisco Prime DCNM 7.0 cung cấp quy trình quản lý mạng tập trung, bao gồm việc cấp phát tài nguyên mạng tự động, điểm truy cập mạng chung, cùng với khả năng nhận diện máy chủ, hệ thống mạng và chủ thuê bao (tenant) tốt. APIs mở cho phép khả năng tích hợp tốt hơn với những công cụ đa dạng và tự động hóa, cùng với những nền tảng điện toán đám mây.
 
Phần mềm Prime Data Center Network Manager (DCNM) 7.0: Điểm quản trị tập trung thực hiện tự động hóa và đơn giản hóa việc triển khai cơ sở hạ tầng, cho phép cấp phát tài nguyên động phục vụ triển khai hệ thống máy ảo (VM) và cung cấp những công cụ xử lý sự cố.
 
Phần mềm Prime Network Service Controller 3.6: Triển khai linh hoạt các dịch vụ mạng, liên kết với VMware và Cisco Nexus 1000V, và truyền dữ liệu thích hợp đến DCNM.
 
Cấp phát tài nguyên mạng tự động giúp tăng độ nhạy bén: Cho phép tự động hóa và cấp phát tài nguyên mạng một cách linh động giúp đơn giản hóa việc triển khai các máy chủ vật lý và máy ảo, cũng như thực hiện việc chuyển dịch các thiết bị này trong hạ tầng chuyển mạch. Dựa trên những mẫu hồ sơ kết nối, các chính sách mạng được tự động thiết lập và áp dụng vào các điểm truy nhập khi hệ thống quản trị máy chủ cấp phát kết nối cho máy vật lý và máy ảo. Do các máy ảo di truyển trong toàn hệ thống chuyển mạch, chính sách mạng được áp dụng tự động lên các bộ chuyển mạch truy nhập.
 
Sự kết hợp những tính năng trên đem lại những lợi ích đáng kể so với những cách tiếp cận ảo hóa mạng thuần túy phần mềm hoặc các hệ thống mạng vật lý riêng biệt.
 
M.M
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN