Tạo điều kiện học tập thuận lợi cho học sinh dân tộc nội trú

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những chính sách phù hợp, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng phát triển.

Chú thích ảnh
Nhờ những chính sách phù hợp, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng phát triển.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 10 trường phổ thông dân tộc nội trú, với 102 lớp và 3.352 học sinh vùng đồng bào dân tộc theo học; việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường dân tộc nội trú trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thông tin, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngành Giáo dục, sự phối hợp của chính quyền địa phương và những chính sách phù hợp, nên hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

Các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có điều kiện thuận lợi học tập, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương.

Thời gian tới, các trường dân tộc nội trú triển khai thực hiện Thông tư số 04/2023/TTGDĐT ngày 23/02/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Các trường triển khai kế hoạch đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý...

Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng và chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Được thành lập hơn 30 năm, những năm qua, Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú Huỳnh Cương (thành phố Sóc Trăng)  luôn nằm trong nhóm 10 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông và đỗ Đại học cao nhất trên địa bàn tỉnh.

Ông Kim Văn Ngói, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2022-2023, trường có tỷ lệ học sinh xuất sắc đạt 0,16%, giỏi và khá đạt trên 87%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông 100% và có nhiều em trúng tuyển vào các trường Đại học có uy tín của khu vực phía Nam.

Năm học 2023-2024, Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú Huỳnh Cương có 18 lớp và 618 học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh theo học. Ban Giám hiệu trường tập trung thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua bằng những việc làm thiết thực, như tăng cường các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn.

Em Kim Tấn Lộc, học sinh Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú Huỳnh Cương chia sẻ, được học tập nội trú tại trường em tiếp thu được nhiều kiến thức học tập, kỹ năng sống và được chia sẻ kinh nghiệm học tập với bạn bè. Ngoài giờ lên lớp, chúng em còn được tham gia các trò chơi vận động, thể thao và sinh hoạt văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer.

 Tin, ảnh: PV
Trên 2.700 học sinh Khmer tại các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú ở Trà Vinh bước vào năm học mới
Trên 2.700 học sinh Khmer tại các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú ở Trà Vinh bước vào năm học mới

Sáng 5/9, trên 200.000 học sinh ở Trà Vinh phấn khởi bước vào năm học mới, trong đó có hơn 2.700 em người Khmer của 8 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN