Bức tranh sáng trên hai tuyến đường xuyên Việt

Hai dự án cải tạo, mở rộng QL 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sẽ hoàn thành sớm trước một năm so với kế hoạch ban đầu, nhờ vào công tác giải phóng mặt bằng được triển khai quyết liệt.


Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tuyên bố: cả hai dự án này sẽ bảo đảm mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2015.


“Đại công trường”


Dự án cải tạo, mở rộng QL 1 (QL) từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên là hai dự án có quy mô lớn, vừa khai thác vừa thi công, tổng mức đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng. Các dự án này có chiều dài trên 1.500 km đường, trải dài qua nhiều địa phương, với khoảng 84.000 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có gần 5.300 hộ dân phải bố trí vào các khu tái định cư; hàng nghìn km công trình điện, nước, viễn thông… phải di dời. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương, cùng với sự đồng thuận cao của người dân, đến nay công tác giải phóng mặt bằng toàn dự án cơ bản đã hoàn thành. Qua đó công tác thi công, xây lắp được triển khai thuận lợi, đến nay khối lượng xây lắp đã đạt trên 35%, bảo đảm mục tiêu tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2015, sớm hơn 12 tháng so với kế hoạch đặt ra từ đầu.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng bằng khen của Chính phủ cho 8 đơn vị làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.


Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng, các chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền các địa phương đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, không để xảy ra tình trạng ách tắc giao thông kéo dài, không xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do ảnh hưởng từ việc thi công các dự án.


Ngăn ngừa tình trạng tái lấn chiếm
hành lang giao thông

Chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm đến quá trình thi công các dự án, bảo đảm công tác an toàn giao thông, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Dự án cải tạo, mở rộng QL 1A từ Thanh Hóa đến Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên là hai dự án có quy mô lớn, vừa khai thác vừa thi công, tổng mức đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng. Các dự án này có chiều dài trên 1.500 km đường, trải dài qua nhiều địa phương, với khoảng 84.000 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có gần 5.300 hộ dân phải bố trí vào các khu tái định cư; hàng nghìn km công trình điện, nước, viễn thông… phải di dời.

Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải

 

Phải bảo đảm quy trình, chất lượng thi công

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km817+00 - Km887, nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo hình thức BOT do Công ty Cổ phần BOT và BT Đức Long thực hiện đang trong giai đoạn thi công nền, móng mặt đường, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ khác… Tuy nhiên, phần lớn công tác quản lý chất lượng thi công, vệ sinh môi trường đều thực hiện không nghiêm túc, chưa bảo đảm an toàn giao thông. Trong quá trình thi công nền đường, một số đoạn nhà thầu đổ đất đắp hai bên nền đường mở rộng, lề đường, cống, rãnh nhưng lại không lu lèn từng lớp theo quy định. Các gói thầu số 1, 2, 3, nhà thầu lấy đất phần mái ta-luy dương hai bên tuyến để đắp nền, lề đường là chưa phù hợp với vị trí mỏ đất khai thác, không đúng quy trình. Thậm chí, một số vị trí còn sử dụng đất có hàm lượng sét cao để đắp thay đất lớp K98.

Ông Võ Văn Hùm, Phó Giám đốc
Sở Giao thông - Vận tải Đắk Nông

 

Phá ngõ cụt về giao thông

Khi chưa có đường Hồ Chí Minh, để về được huyện Đắk Glei (Kon Tum) công tác tôi và mọi người phải kết hợp nhiều phương tiện, kể cả đi bộ mới đến được nơi đây, nhất là mùa mưa cũng phải mất cả tuần, dù quãng đường này chỉ gần 100 km. Thế nhưng, từ khi có đường Hồ Chí Minh mọi người có thể đi về trong ngày. Đắk Glei giờ thông thương được với các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng. Từ ngày có con đường mới, việc giao thương đi lại, trao đổi hàng hóa của huyện Đắk Glei đã thực sự thuận lợi không chỉ với các địa phương trong tỉnh Kon Tum mà cả ngoài tỉnh.

Anh Đình Chiểu, nguyên phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kon Tum

Chỉ tính riêng dự án cải tạo, mở rộng QL 1, cả nước đã trở thành một đại công trường kéo dài suốt từ tỉnh Thanh Hóa đến Cần Thơ. Cùng với đó là một khối lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư đồ sộ, chỉ có thể sánh với công trình thủy điện Sơn La vào mấy năm trước. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định: “Đoạn cải tạo, mở rộng QL 1 đi qua địa phận 17 tỉnh, thành phố, được chia thành 38 dự án với tổng mức đầu tư gần 93.000 tỷ đồng. Theo đó tổng số hộ dân bị ảnh hưởng lên đến trên 76.200 hộ, trong đó có gần 5.300 hộ phải di dời hoàn toàn để về định cư tại các khu tái định cư tập trung”…

Nhiều địa phương khởi đầu đã lúng túng, vì nguồn nhân lực có hạn, kinh phí không thể một lúc thu xếp nổi, mỗi nơi tình hình thực tế về lịch sử định cư của người dân khác nhau... Nhưng đến nay, chỉ còn hai trong số 17 tỉnh, thành phố mà dự án được triển khai chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng là Bình Định và Phú Yên. Ông Phạm Đình Cự - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: vào giai đoạn đầu, địa phương còn chậm trễ trong việc thiết lập hệ thống phụ trách công tác giải tỏa. Nhưng từ sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Phú Yên đã lần lượt tăng cường lực lượng, tăng cường xử lý các vướng mắc ở cơ sở, nên đến nay cơ bản cũng đã hoàn thành, mặc dù vẫn còn một số đoạn phải xử lý dứt điểm trong những ngày còn lại của tháng 10 tới đây.


Bình Định cũng là địa phương bị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây nhắc nhở. Ông thẳng thắn phê bình nhiều cán bộ Bình Định không sâu sát dân, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư triển khai còn hình thức, chưa thực sự nỗ lực. Ông Ngô Đông Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bày tỏ: “Khó khăn nhất ở Bình Định là trên QL 1 có những đoạn là nhà dân san sát hai bên đường, có những đoạn dân cư dày đặc, nguồn gốc đất đai rất phức tạp”.


Sang giai đoạn mới


Bài học rút ra đầu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án cải tạo, mở rộng QL 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, được nhiều tỉnh, thành và cả Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh. Đó là, công tác giải phóng mặt bằng có đặc thù rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt nhạy cảm vì do ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và quyền lợi của người dân. Vì vậy, để làm tốt được công tác này cần có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và sự vào cuộc tích cực, chủ động của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong vùng dự án, nhờ vậy có rất ít trường hợp khiếu kiện cũng như phải thực hiện biện pháp cưỡng chế di dời. Ông nói: “Cần biểu dương tinh thần yêu nước của toàn dân, đặc biệt các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án, phải rời khỏi nơi sinh sống bình yên của mình qua nhiều năm, với sự hy sinh rất lớn vì sự phát triển chung của đất nước”.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương cần tiếp tục xử lý dứt điểm những tồn đọng trong giải phóng mặt bằng, nhất là hai tỉnh Bình Định, Phú Yên. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần áp dụng các kết quả, bài học kinh nghiệm từ việc giải phóng mặt bằng nói trên đối với các dự án khác đang tồn tại hoặc triển khai trong tương lai.


Tại thời điểm này, có thể coi là bước sang trang, khép lại chặng đường cam go về công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, để các chủ đầu tư, các nhà thầu chuyển sang thi công, xây lắp theo các dự án một cách tích cực và đồng bộ. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đề nghị các chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm đến quá trình thi công các dự án, bảo đảm công tác an toàn giao thông, ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tái lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông.


Khi đường QL 1 và đường Hồ Chí Minh hoàn thành việc cải tạo, mở rộng trở thành hai “đường chỉ đỏ” nối liền từ Nam chí Bắc, chắc chắn sẽ tạo nên những diện mạo mới cho các làng quê, thành phố ven đường, và cũng là động lực tốt góp phần để các tỉnh, thành có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời với những tuyến đường quy củ, chắc chắn sẽ giảm số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng như đã thường xuyên xảy ra lâu nay.

 

Bài và ảnh: Tiên Minh

Đường Hồ Chí Minh tạo động lực cho Tây Nguyên: Ưu tiên đầu tư cho quốc lộ
Đường Hồ Chí Minh tạo động lực cho Tây Nguyên: Ưu tiên đầu tư cho quốc lộ

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đã từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN