Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông

Trong tôn giáo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Mông ở Lai Châu luôn quan niệm “vạn vật hữu linh” (có nghĩa là mọi vật đều có linh hồn). Họ quan niệm con người chia thành 2 phần, một là thể xác, hai là linh hồn, hai phần này có quan hệ mật thiết với nhau.

Thể xác có thể chết đi nhưng linh hồn thì sẽ mãi tồn tại ở thế giới riêng của nó. Vì vậy, người Mông cho rằng tổ tiên (những người đã khuất) luôn giám sát, chăm sóc và bảo vệ cho con cháu không bị ma ác làm hại, luôn phù hộ cho con cháu làm ăn gặp nhiều may mắn…

Người đàn ông chủ gia đình mới được phép đến gần bàn thờ thắp hương cúng tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của con cháu.

Người Mông ghi nhớ công lao của tổ tiên bằng việc trong mỗi gia đình bằng việc dán giấy bản hay lập bàn thờ làm nơi thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên được người Mông rất coi trọng. Nơi thờ hay bàn thờ là nơi ngự của tổ tiên trong những ngày lễ, tết, đám cưới, lễ đặt tên, lễ vào nhà mới, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy của cả gia đình. 

Theo tục lệ, trên bàn thờ người Mông dán mảnh giấy bản, sau đó dính lên 3 túm lông gà.

Ngày lễ, Tết, các gia đình thay giấy bản và dọn dẹp, sửa sang lại bàn thờ để đón tổ tiên về chung vui với con cháu.

Kiến trúc nhà ở của người Mông thường là nhà đất, nhà trệt. Nhà thường có 3 cửa, một cửa chính và 2 cửa phụ 2 bên chái nhà. Trong ngôi nhà, nơi thờ cúng tổ tiên, ma nhà, ma cửa được coi là những nơi thiêng liêng và quan trọng nhất, không phải ai trong gia đình cũng được phép đến thắp hương, cúng bái ở đó, chỉ có nam giới chủ nhà mới được quyền thờ cúng, dọn dẹp nơi thờ. 

Con cháu dâng rượu và lễ vật để thờ cúng tổ tiên.

Chủ gia đình làm lễ cúng, mời tổ tiên về hưởng lễ và phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra.

Chủ gia đình thực hiện nghi lễ cúng, con cháu ngồi bên cạnh để cầu nguyện tổ tiên che chở và đuổi những điềm xấu đi.

Việc thờ cúng tổ tiên của người Mông không chỉ đơn thuần là một hình thức tôn giáo tín ngưỡng thông thường, mà còn làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông ở Lai Châu. Các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, hình thức ứng xử của người Mông được hình thành và phát triển từ đây. Trong năm, người Mông có nhiều nghi lễ khác nhau, nhưng nghi lễ thờ cúng tổ tiên luôn xuất hiện như một nét đẹp trong đời sống tinh thần của họ. 
Tín ngưỡng thờ thần hoàng ở Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ thần hoàng ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ, thần hoàng được xem như vị thần cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN