“Thư viện lưu động” vùng biên giới

Cô Mai Thị Lâm là cán bộ thư viện Trường tiểu học Tân Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang), giáp biên giới với Campuchia. Để giúp thầy cô giáo và học sinh tại những điểm trường lẻ của trường ở vùng sâu, vùng xa trong xã tích lũy thêm kiến thức, phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học, hàng ngày cô Lâm đều đặn chuyển sách, báo về các điểm trường bằng xe gắn máy. Mọi người ở đây trìu mến gọi cô là “Thư viện lưu động” nơi vùng biên.


Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục - đào tạo, cô Lâm đã từng là giáo viên đứng lớp ở một số trường tiểu học tại huyện Kiên Lương. Khi tách huyện Kiên Lương và thành lập huyện mới Giang Thành, cô Lâm chuyển về đây công tác, được phân công phụ trách thư viện Trường tiểu học Tân Khánh Hòa. Ngoài điểm trường chính tại trung tâm xã Tân Khánh Hòa, trường còn có 6 điểm lẻ, trong đó điểm trường gần nhất cũng cách hơn 7 km và điểm trường xa nhất trên 20 km. Học sinh ở đây phần lớn là con em đồng bào dân tộc Khmer.


Vì là huyện mới thành lập nên cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nhất là hệ thống các điểm trường học đều “ọp ẹp”, không có thư viện. Hơn nữa, đây là vùng biên giới, cuộc sống người dân, điều kiện học tập của học sinh còn khó khăn mọi bề. Trước hoàn cảnh đó, cô Mai Thị Lâm với hơn 100 đầu sách, báo trên xe mang đến các điểm trường cho giáo viên và các em học sinh đọc. Cứ thế, dù trời mưa hay nắng, đều đặn mỗi ngày một điểm trường, cô lại đưa sách đến. Cô Mai Thị Lâm bộc bạch: "Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chịu rất nhiều thiệt thòi và thua kém học sinh vùng đô thị, ít tiếp cận được sách, báo, nên tôi tự nguyện mang đến cho các em đọc để có thêm kiến thức, bổ sung vào việc học tập, nâng cao trình độ hiểu biết".


Không chỉ mang sách, báo đến cho học sinh, cô Lâm còn giới thiệu cho học sinh những sách hay mới phát hành. Tùy theo chủ đề trong tháng, nhất là những ngày kỷ niệm lịch sử của đất nước, anh hùng dân tộc, anh hùng cách mạng, những tấm gương tiêu biểu về người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực đời sống xã hội, cô chọn lọc sách, báo có nội dung phù hợp cho học sinh đọc, tham khảo để có thêm kiến thức, hiểu biết. Đặc biệt là những mẩu chuyện về Bác Hồ, những câu chuyện hay có nội dung về lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước, những tấm gương tốt, việc làm hay... được cô Lâm giới thiệu tường tận để học sinh đọc, học tập và làm theo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, góp phần giúp các em rèn luyện đạo đức, nhân cách sống sau này. Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng ngoài tiền lương, cô Lâm không có thêm bất kỳ một khoản ưu đãi nào khác, kể cả tiền xăng đưa sách xuống các điểm trường. Việc làm tự nguyện, có tính nhân văn sâu sắc của cô đã tạo hiệu ứng rất tốt về nhận thức, giúp các em học sinh say mê đọc sách nhiều hơn để có thêm hiểu biết, kiến thức. Lê Huy Hải“Thư viện lưu động” vùng biên giới


Cô Mai Thị Lâm là cán bộ thư viện Trường tiểu học Tân Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang), giáp biên giới với Campuchia. Để giúp thầy cô giáo và học sinh tại những điểm trường lẻ của trường ở vùng sâu, vùng xa trong xã tích lũy thêm kiến thức, phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học, hàng ngày cô Lâm đều đặn chuyển sách, báo về các điểm trường bằng xe gắn máy. Mọi người ở đây trìu mến gọi cô là “Thư viện lưu động” nơi vùng biên.
Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục - đào tạo, cô Lâm đã từng là giáo viên đứng lớp ở một số trường tiểu học tại huyện Kiên Lương. Khi tách huyện Kiên Lương và thành lập huyện mới Giang Thành, cô Lâm chuyển về đây công tác, được phân công phụ trách thư viện Trường tiểu học Tân Khánh Hòa. Ngoài điểm trường chính tại trung tâm xã Tân Khánh Hòa, trường còn có 6 điểm lẻ, trong đó điểm trường gần nhất cũng cách hơn 7 km và điểm trường xa nhất trên 20 km. Học sinh ở đây phần lớn là con em đồng bào dân tộc Khmer.


Vì là huyện mới thành lập nên cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nhất là hệ thống các điểm trường học đều “ọp ẹp”, không có thư viện. Hơn nữa, đây là vùng biên giới, cuộc sống người dân, điều kiện học tập của học sinh còn khó khăn mọi bề. Trước hoàn cảnh đó, cô Mai Thị Lâm với hơn 100 đầu sách, báo trên xe mang đến các điểm trường cho giáo viên và các em học sinh đọc. Cứ thế, dù trời mưa hay nắng, đều đặn mỗi ngày một điểm trường, cô lại đưa sách đến. Cô Mai Thị Lâm bộc bạch: "Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chịu rất nhiều thiệt thòi và thua kém học sinh vùng đô thị, ít tiếp cận được sách, báo, nên tôi tự nguyện mang đến cho các em đọc để có thêm kiến thức, bổ sung vào việc học tập, nâng cao trình độ hiểu biết".


Không chỉ mang sách, báo đến cho học sinh, cô Lâm còn giới thiệu cho học sinh những sách hay mới phát hành. Tùy theo chủ đề trong tháng, nhất là những ngày kỷ niệm lịch sử của đất nước, anh hùng dân tộc, anh hùng cách mạng, những tấm gương tiêu biểu về người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực đời sống xã hội, cô chọn lọc sách, báo có nội dung phù hợp cho học sinh đọc, tham khảo để có thêm kiến thức, hiểu biết. Đặc biệt là những mẩu chuyện về Bác Hồ, những câu chuyện hay có nội dung về lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước, những tấm gương tốt, việc làm hay... được cô Lâm giới thiệu tường tận để học sinh đọc, học tập và làm theo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, góp phần giúp các em rèn luyện đạo đức, nhân cách sống sau này. Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng ngoài tiền lương, cô Lâm không có thêm bất kỳ một khoản ưu đãi nào khác, kể cả tiền xăng đưa sách xuống các điểm trường. Việc làm tự nguyện, có tính nhân văn sâu sắc của cô đã tạo hiệu ứng rất tốt về nhận thức, giúp các em học sinh say mê đọc sách nhiều hơn để có thêm hiểu biết, kiến thức.

 

Lê Huy Hải

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN