Phận nữ cõng chữ lên non

Nói đến Tây Bắc là nói tới vùng đất khó khăn, cách trở, núi nối núi, rừng nối rừng, bốn mùa mây mù bao phủ, cả nắng và gió. Trên những đỉnh non cao ấy, có những cô giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân vì nụ cười của trẻ thơ yêu con chữ.

 

Những điệu múa, lời hát của cô và trò ngân vang cả núi rừng Tây Bắc.

 

Ở vùng sâu, vùng xa, cô giáo vừa gánh thiên chức làm mẹ, vừa làm nhiệm vụ của người cha.

 

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

 

Dù lớp học gầm sàn nhà, tạm bợ, bàn ghế không đồng bộ… nhưng cô và trò đều khắc phục để dạy tốt, học tốt.

Mỗi buổi sáng cô giáo lại vào tận gia đình để đưa các em đến lớp.

 

Nhiều trường học chưa có nước sạch hợp vệ sinh nên các cô giáo đành xuống suối giặt và lấy nước sinh hoạt.

 

Ngoài giờ lên lớp, các cô lại làm đồ dùng dạy học để tiết học của các em thêm sinh động và dễ hiểu.

Ngày lễ, Tết, niềm vui hạnh phúc nhất của các cô giáo vùng cao là nhận những bó hoa rừng tươi thắm.

 

Dù vất vả nhưng cô trò đều yêu đời, hân hoan lời ca, điệu xòe.


Lai Châu là vùng đất khó. Ngành giáo dục nói chung và các cô giáo chân yếu tay mềm nói riêng rất cố gắng, miệt mài bám lớp, bám bản duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng, tất cả vì học sinh thân yêu. Sự hy sinh yêu thương ấy xứng đáng được ca ngợi, trân trọng và là niềm cảm hứng cho tác giả Huỳnh Văn Mùi viết:


Cơn sốt rừng nhuộm tím môi em


Thời con gái cứ trôi dần theo năm tháng


Từ miền xuôi thương đàn em nhỏ


Em lên đây với vùng cao…

 

Bài và ảnh: Việt Hoàng

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN