Nhóm sở thích giúp đồng bào thoát nghèo

Từ khi tham gia vào tổ nhóm sở thích trồng cây dược liệu và trở thành cổ đông cho một công ty kinh doanh các sản phẩm bản địa người Dao, chúng tôi có cuộc sống khá hơn trước nhiều, thu nhập ổn định. Phấn khởi hơn cả là ai cũng có một món tiền để dành vào cuối năm”, ông Tẩn Phú Quan, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) cho biết.

Tìm và chế biến các loại dược liệu để làm thuốc, lá tắm là phương thức bí truyền được người Dao đỏ ở Tả Phìn, truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng khác với ngày trước là mạnh ai nấy làm, bà con được tổ chức thành nhóm sở thích trồng và khai thác cây dược liệu. Ông Tẩn Phú Quan là một thành viên của nhóm sở thích đầu tiên ở thôn Tà Chải. Nhóm của ông có 12 thành viên, ai tham gia vào tổ hợp tác đều phải tự trồng một vườn dược liệu, đồng thời, chăm sóc cả vườn dược liệu của nhóm. Như nhóm Tả Phìn mỗi hộ có 5 ha vườn cây dược liệu và cùng nhau chăm sóc thêm gần 7 ha vườn chung. Từ nhóm ban đầu, nay xã Tả Phìn đã có 3 nhóm sở thích trồng và khai thác cây dược liệu, với 105 hộ tham gia.

Vườn dược liệu atiso.  Ảnh: dongyvietnam.vn

Ông Quan chia sẻ: “Làm theo hoạt động tổ, nhóm như thế này thích hơn nhiều, ai cũng có dược liệu để bán quanh năm, thu nhập ổn định. Lại còn bảo vệ được cây rừng, có thêm thu nhập được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng”.

Số dược liệu người dân thu thập được bán cho Công ty Sa Pa Napro do anh Lý Láo Lở, cũng là một người con của đồng bào Dao đỏ ở Tả Phìn, thành lập. Lý Láo Lở cũng chính là trưởng nhóm sở thích trồng cây lá thuốc ở thôn Tả Phìn. Điều đặc biệt công ty của Lở được thành lập áp dụng chính sách góp cổ phần không tiền mặt, khiến nhiều người dân trong thôn có cơ hội trở thành cổ đông. Ai đóng góp sức lao động, hiến đất hay dược liệu đều được quy ra cổ phần thuộc sở hữu của chính họ. Trước đây, chỉ có người Dao xã Tả Phìn “góp vốn”, nay người Dao các xã Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim thuộc huyện Sa Pa cũng đến để góp cổ phần.

Lý Láo Lở tự tay sơ chế thuốc. Ảnh: Nguyễn Lê

“Với hộ tham gia từ đợt đầu thành lập được hưởng từ 17 - 25 triệu đồng/năm, hộ tham gia đợt 2 hưởng từ 14 - 16 triệu đồng/năm; những hộ mới được tham gia có mức thu nhập từ lợi tức khoảng 3 - 4 triệu. Hằng năm, công ty còn tổ chức tổng kết tặng cổ tức cho các hộ nghèo trong các nhóm trồng thuốc tắm, đảm bảo mang lại thu nhập tăng thêm cho các hộ này ở những năm tiếp theo”, anh Lở cho biết.

Đối với người Dao đỏ mọi cây rừng đều có thể trở thành thuốc. Ảnh: Nguyễn Lê



Theo ông Đỗ Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Tả Phìn: Năm 2011, xã còn hơn 70% là hộ nghèo. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 43%. Sự ra đời của nhóm sở thích, “công ty của bản” như Sa Pa Napro đã giúp người dân tăng thu nhập đáng kể. Quan trọng hơn, người dân đã thay đổi nhận thức trong làm ăn. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất nhóm hộ, lựa chọn, khai thác triệt để lợi thế của địa phương.

Minh Đức
Tỉ phú cây dược liệu
Tỉ phú cây dược liệu

Đó là cách gọi vui của nhiều người về chàng thanh niên sinh năm 1980 Nguyễn Ngọc Tú ở thôn Quang Ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ hai bàn tay trắng, đến nay, anh Tú đã trở thành tỷ phú trên chính mảnh đất quê hương bằng việc trồng và nhân giống cây dược liệu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN